Đổi mới cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 69 - 71)

Để công nghiệp và nông nghiệp phát triển và hỗ trợ nhau cùng phát triển trong giai đoạn hiện nay, tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp, cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo công bằng trong việc miễn thuỷ lợi phí phục vụ sản xuất và trồng trọt cho nông dân.

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo kiểu công nghiệp đũi hỏi phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của các khâu trong quá trỡnh sản xuất, do đó tỉnh cần có cơ chế đầu tư để giải quyết nước tưới hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng khó khăn về nước tưới nhằm đảm bảo tính công bằng trong hưởng lợi từ miễn thuỷ lợi phí.

Chuyển cụng tỏc quản lý khai thỏc dịch vụ tưới của các hợp tác xó, các xó về cỏc doanh nghiệp thuỷ nụng quản lý, khai thác và duy tu.

Thứ hai, có cơ chế chính sách mở rộng các hỡnh thức tớn dụng nụng thụn, tạo vốn sản xuất cho nụng dân.

Tỉnh cần tăng mức vay và có các chính sách hỗ trợ tiền vay để nông nông dân đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, học sinh gia đỡnh nghốo học nghề, học Cao đẳng, Đại học, có cơ chế chính sách hỗ trợ hệ thống giáo dục Mầm non. Xây dựng các gói kích cầu cho nông dân, nhưng với người nghèo thu nhập thấp cần có chính sách riêng để đối tượng này được tiếp cận vốn…đối với những hộ bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp, ngoài việc cấp đất dịch vụ cần tiếp tục hỗ trợ trong một giai đoạn nhất định để họ dần thích nghi với nghề mới và ổn định cuộc sống. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ tiền mua thuốc phũng trừ sõu bệnh và thuốc vỏc xin phũng chống dịch bệnh ở cõy trồng và vật nuụi cho nụng dõn.

Thứ ba, tổ chức tốt việc dạy nghề cho nông dân, đặc biệt là những người bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp.

Mặc dù Hội đồng nhân dân tỉnh đó cú Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010 với tổng kinh phí 84 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỉnh cần chú trọng hơn nữa tới việc phân loại đối tượng để công tác đào tạo nghề có hiệu quả cao hơn, vỡ cỏc đối tượng có trỡnh độ khác nhau nên khả năng tiếp thu cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, phải xác định đối tượng nào cần được tư vấn, đối tượng nào cần được đào tạo chuyên sâu, đối tượng nào có thể chuyển giao và làm chủ được công nghệ, đối tượng nào là lao động kỹ thuật cao, đối tượng nào là lao động giản đơn.

Thứ tư, tỉnh cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm.

Công nghiệp chế biến nông sản góp phần rất quan trọng vào nâng cao chất lượng nông sản và bảo quản nông sản sau thu hoạch, do đó tỉnh cần có cơ chế chính sách ưu đói cho cỏc doanh nghiệp này, cú như vậy mới khuyến khích họ đầu tư vào chế biến nông sản, tỉnh cũng cần khuyến khích tư thương đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cung cấp nguyên

liệu ổn định cho các nhà máy chế biến nông sản và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Có như vậy, mới đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế, chính sách, hỗ trợ các hộ tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, trỡnh độ quản lý để kinh tế hộ, kinh tế trang trại trở thành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cỏc nụng phẩm theo mụ hỡnh khộp kớn từ đầu vào đến đầu ra của sản xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)