Giai đoạn 2004 - 2008 nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng và có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế 13,2 17,9 22,62 21,86 17,77
Nguồn: [9], [27].
Từ bảng 2.1 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh bỡnh quõn (2004 - 2008) đạt 18,67%, năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,77%, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) đạt 39.911,913 tỷ đồng. So với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh lân cận thỡ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc tương đối ổn định và ở mức cao đó gúp phần thỳc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thỡ cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ; cụ thể Công nghiệp - xây dựng tăng từ 49,74% năm 2004 lên 61.06% năm 2007 và đạt 58,34% năm 2008. Dịch vụ - thương mại liên tục sụt giảm, năm 2004 đạt 26,17% và giảm cũn 23,95% năm 2008. Nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm dần từ 24,1% năm 2004 xuống cũn 17,71% năm 2008.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành.
Đơn vị: %
Năm
Ngành kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008
Nông, lâm, thuỷ sản 24,1 21,2 17,30 14,25 17,71 Công nghiệp - xây dựng 49,74 52,3 57,00 61,06 58,34 Dịch vụ - thương mại 26,17 26,5 24,68 24,68 23,95
Nguồn: [9], [27], [43].
Khi nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Vĩnh Phúc được biết đến với những đột phá trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó tạo được sự bứt phá, tính đến hết năm 2008 trên địa bàn tỉnh có 365 dự ỏn cũn hiệu lực, trong đó 100 dự án FDI vốn đăng ký gần 1,98 tỷ USD, 265 dự án DDI vốn đăng ký trên 15,5 nghỡn tỷ đồng [43, tr.5]. Với chính sách thu hút thông thoáng, cởi mở, chuẩn bị tốt hạ tầng kỹ thuật các khu - cụm công nghiệp, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian, chi phí trong
phê duyệt dự án, đáp ứng tốt yêu cầu các nhà đầu tư nhằm thu hút dự ỏn (cả cỏc dự ỏn cú trỡnh độ trung bỡnh), chấp nhận hy sinh cả những chỗ được cho là bờ xôi ruộng mật để có dự án lớn. Nên từ chỗ mời gọi đầu tư, đến nay Vĩnh Phúc đó trở thành địa chỉ được nhiều nhà đầu tư tỡm đến và đầu tư, nhất là được lựa chọn các dự án sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm công nghệ tiên tiến, hiện đại và ưu tiên các dự án không sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, có quan tâm đến công nghệ trung bỡnh nhưng phải sử dụng nhiều lao động. Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Tính đến 31/12/2008, tỉnh có 9 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.284 ha, trong đó 5 khu đang đi vào hoạt động: Kim Hoa 50 ha, đó lấp đầy 100%; Bỡnh Xuyờn 271 ha, lấp đầy 79,4%; Khai Quang 262 ha, lấp đầy 74,1%; Bá Thiện 327 ha, lấp đầy 56,9%; Bỡnh Xuyờn II 485,1 ha, lấp đầy 65,8% và 4 khu công nghiệp cho chủ trương đầu tư: Chấn Hưng 131,31 ha; Bá Thiện II 308 ha; Sơn Lôi 300 ha; Hội Hợp 150 ha. Theo đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến 2020, Vĩnh Phúc có thêm 14 khu công nghiệp với diện tích 5.576 ha [6, tr.6-8]. Từ tỉnh thuần nông đến nay tỉnh đó cú cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Nhờ phát triển mạnh công nghiệp mà thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.3: Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2004 - 2008.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2562 3704 4467 5480,2 9228,2
Nguồn: [39], [43].
Năm 2004 tỉnh đó tự cấn đối được ngân sách và có đóng góp cho Trung ương, đồng thời có điều kiện tái đầu tư cho các lĩnh vực và khu vực kinh tế khác với các chương trỡnh cụ thể cho từng năm như: Năm 2003 - 2004 là năm “giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh quy hoạch và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển”, năm 2008 “tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội, lấy phỏt triển giao thụng làm
khõu đột phá”, từ quan điểm chỉ đạo này, năm 2008 tỉnh dành 937 tỷ đồng (chiếm 45%) tổng chi để đầu tư cho các công trỡnh giao thụng, hạ tầng ngoài các khu - cụm công nghiệp, cỏc cụng trỡnh giao thụng liờn xó, giao thụng nụng thụn và hạ tầng cụng cộng cả tỉnh. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn Vĩnh phúc có thay đổi đáng kể, tỉnh không cũn hộ đói, số hộ nghèo cũn 10,4% [4, tr.6], giảm 8% so với năm 2005. Thu nhập bỡnh quõn đầu người không ngừng tăng lên, năm 2004 là 6,79 triệu đồng thỡ đến 2008 là 21,836 triệu đồng.
Bảng 2.4: Thu nhập bỡnh quõn đầu người giai đoạn 2004 - 2008
(theo giá thực tế)
Đơn vị:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
GDP bỡnh quõn đầu người 6,79 8,52 11,27 15,274 21,836
Nguồn: [9], [39].
Lĩnh vực văn hoá - xó hội cú nhiều tiến bộ. Cỏc thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đỡnh văn hoá phát triển mạnh. Đến nay tỉnh có 78,9% gia đỡnh văn hoá, 57% làng văn hoá và 95% đơn vị văn hoá, 1.094/1.452 thôn, làng, khu phố có nhà văn hoá. Giáo dục - đào tạo có tiến bộ vượt bậc, mạng lưới trường lớp dần được hoàn chỉnh, chất lượng dạy và học được nâng lên, phong trào xó hội hoá học tập được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Đến 2008 tỉnh có: 85,4% phũng học được kiên cố hoá; Số trường đạt chuẩn Quốc gia: Mầm non 38,99%, Trung học phổ thông 42,86%; tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 90%; trên 6000 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng; đặc biệt năm học 2007 - 2008 tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia xếp thứ 2 trong tổng số 71 đơn vị dự thi và là năm thứ 9 liên tiếp tỉnh có học sinh đạt Huy chương Olimpic quốc tế và khu vực [1].
Về nguồn nhân lực: Hiện Vĩnh Phúc có nguồn lao động khá dồi dào, chiếm khoảng gần 70% dân số. Trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế chiếm khoảng trên 80%, cũn lại chưa có việc làm. Trên địa bàn có gần 20 trường Cao Đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của Trung ương và địa phương (chưa kể
các trường dạy nghề do huyện, thành, thị quản lý) với quy mô đào tạo trên 20.000 học sinh, sinh viên, đây là cơ sở để tỉnh nhanh chóng cải thiện nguồn nhân lực, đến 2008 lao động qua đào tạo đạt 42,9%, lao động qua đào tạo nghề đạt 32,6%. Với nguồn nhân lực trẻ, có kiến thức sẽ đáp ứng nhu cầu về lao động cho quá trỡnh phỏt triển cụng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Cỏc chớnh sỏch xó hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến mạnh, đến nay có 130/137 xó, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Từ 2006 đến nay tỉnh đó cấp 472.378 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí 41.140 triệu đồng (riêng 2008 cấp 138.498 thẻ, kinh phí 18.005 triệu đồng), miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng cho 100.940 học sinh với kinh phí 20.932 triệu đồng; trợ cấp học tập hàng tháng và hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 57.576 triệu đồng [36, tr.15], giải quyết việc làm cho số lao động lớn. Các lễ hội làng, xó được khôi phục, làm tăng cường hơn nữa truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh - một nhân tố quan trọng không thể bỏ ngỏ trong quá trỡnh đẩy nhanh công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế như hiện nay.
Có thể thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xó hội của tỉnh rất thuận lợi cho sự phỏt triển cụng nghiệp trờn địa bàn tỉnh, và do đó đó tỏc động mạnh đến phát triển nông nghiệp của tỉnh như:
Một là, tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng, với 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng; có diện tích đất thuộc nhóm phù sa các sông lớn (chiếm 62,2%); nhiều danh lam thắng cảnh đẹp…cho phép phát triển nhiều ngành nghề, nhất là thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa và hoa màu các loại, phát triển cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, phát triển trang trại, cỏc cụng trỡnh hạ tầng kỹ thuật và phát triển các khu - cụm công nghiệp, phát triển du lịch…đó tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc chủ động tỡm hướng đi phù hợp giải quyết hài hoà mối quan hệ các ngành kinh tế, nhà nước với doanh nghiệp.
Hai là, Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có cả đường bộ, đường sông, đường sắt, gần sân bay quốc tế Nội bài…rất có lợi thế trong phát triển
công nghiệp, mở rộng lưu thông hàng hoá và tiếp cận - ứng dụng - làm chủ những tiến bộ khoa học - công nghệ trong nước cũng như thế giới để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Ba là, sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục đó tạo nờn sự ổn định về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phũng và trật tự an toàn xó hội. Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc thu hút các nhà đầu tư lớn tỡm đến và đậu lại đầu tư nên đó tạo được sự bứt phá nhanh trong phát triển công nghiệp nhằm tăng thu ngân sách có điều kiện hỗ trợ các ngành kinh tế khác và giải quyết các vấn đề xó hội mới nảy sinh nờn đó hạn chế những tỏc xấu cho người sản xuất nói chung và người sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Bốn là, lịch sử đó hun đúc nên truyền thống cần cù, sáng tạo, vượt khó khăn, thử thách để vươn lên, truyền thống đó được các thế hệ người con Vĩnh Phúc nối tiếp nhau làm nên những thành công mới. Trong đó thế hệ trẻ của tỉnh đó và đang được đào tạo sẽ là lực lượng tiếp cận và làm chủ những công nghệ mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển lên tầm cao mới, cùng cả nước thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.