Công nghiệp hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 67 - 69)

Về hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

Để công nghiệp hỗ trợ đầu vào phát huy hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, cần có những điều kiện nhất định như: ruộng đất tập trung, tư duy của người sản xuất theo phương thức công nghiệp, cơ chế thông thoáng…cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền hiệu quả của việc đưa cơ giới hoá, đưa công nghệ sinh học mới vào sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh cần đề ra chỉ tiêu là trong nông nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu cơ giới hoá 70% - 75% khâu làm đất và thu hoạch. Cần tổ chức tốt khâu tuyên truyền dưới nhiều hỡnh thức và qua cỏc phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu được việc áp dụng cơ giới hoá và công nghệ sinh học mới vào sản xuất nông nghiệp sẽ đưa lại hiệu

quả kinh tế cao hơn so với không sử dụng cơ giới hoá và không áp dụng công nghệ sinh học mới vào sản xuất nông nghiệp.

Hai là, hỡnh thành cỏc khu sản xuất nụng nghiệp tập trung để có điều kiện áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh cần có kế hoạch từng bước hỡnh thành cỏc khu nụng nghiệp cụng nghệ cao. Đối với các khu chăn nuôi từng bước đưa ra khỏi khu dân cư và khu nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh có cơ chế hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào như các khu, cụm công nghiệp hoặc lồng ghép với các chương trỡnh hỗ trợ giao thông nông thôn, hệ thống điện, xử lý chất thải, chính sách về tín dụng, chính sách về áp dụng khoa học - công nghệ trong chăn nuôi, an toàn dịch bệnh - bảo đảm vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ về xúc tiến thương mại - thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ nhập con giống lần đầu, hỗ trợ xây dựng biogas, đào tạo nghề ngắn hạn về chăn nuôi - quản lý trang trại để thúc đẩy quá trỡnh này diễn ra nhanh hơn.

Đối với các khu sản xuất tập trung cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh linh hoạt các điều kiện và tiêu chí như; qui mô sản xuất tập trung (có thể là 1 thôn, 1 xó hoặc liên thôn, liên xó), đối tượng tham gia, mức hỗ trợ và hạng mục hỗ trợ…cho phù hợp với thực tiễn và khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia nhiều hơn.

Ba là, tỉnh cần có kế hoạch đầu tư và thu hút các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn theo từng vùng sinh thái để tận thu các sản phẩm nông sản, kích thích nông nghiệp phát triển.

Về hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp:

Một là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ các nông sản hàng hoá nhằm giúp nông dân phát triển sản xuất theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp, tập trung quy mô lớn sẽ tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn có chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Song, để nông sản hàng hoá có thị trường tiêu thụ ổn định, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản hàng hoá cho

nông dân. Đồng thời cần tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo các điều khoản trong hợp đồng giữa các doanh nghiệp công nghiệp với nông dân, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển ổn định và bền vững.

Hai là, khảo sát và dành nguồn kinh phí thoả đáng để xây dựng các chợ đầu mối, các cụm thu gom để tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

Trước mắt là đầu tư xây dựng các chợ đầu mối ở Tân Tiến, Đại Đồng, Thổ Tang với quy mô phù hợp làm trung tâm giao dịch nông sản của tỉnh và trong vùng. Tiếp tục phát triển các khu thương mại, các chợ hiện có ở các thị trấn, thị tứ, các khu dân cư tập trung ở khu vực miền núi nhằm thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá nông sản và nơi cung cấp hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp.

Ba là, tăng cường công tác quảng bá sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tỉnh tích cực tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của từng địa phương tại các huyện, thành phố, thị xó trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là các sản phẩm thế mạnh, đặc thù. Đồng thời, tỉnh cần tổ chức tốt việc tham gia cỏc hội chợ, triển lóm do Trung ương tổ chức nhằm mục tiêu quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của công nghiệp, nông sản và hỡnh ảnh Vĩnh Phúc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 67 - 69)