Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 31 - 48)

Thứ nhất, công nghiệp phát triển đó thỳc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Công nghiệp phát triển, việc thực hiện thuỷ lợi hoá, có giới hoá, điện khí hoá, sinh học hoá được thuận lợi, đó tỏc động mạnh tới sản xuất nông nghiệp (gồm cả nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản). Giai đoạn 2004 - 2008 nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển khá cả về quy mô và trỡnh độ thâm canh; cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao; công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất được quan tâm nhằm tăng năng suất lao động, sản lượng cây trồng, vật nuôi nên giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp liên tục tăng lên:

(Theo giá cố định 1994) Đơn vị: triệu đồng Năm Ngành kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008 Nông nghiệp 1950.887 2044.528 2120.251 2168.066 2105.775 Lâm nghiệp 37.196,2 38.471,2 39.446,8 36.207,1 39.800,1 Thuỷ sản 89.242,0 98.512,5 90.850,6 102.237,9 110.902,5 Nguồn: [9].

Từ bảng 2.5 cho thấy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 giá trị sản xuất toàn ngành là 2077.325,2 triệu đồng thỡ năm 2008 tăng lên 2256,476 triệu đồng, tăng 179,151 triệu đồng so với năm 2004. Tuy nhiên giá trị sản xuất trong nội bộ ngành tăng giảm không đồng đều; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 1950,887 triệu đồng năm 2004 lên 2105.775 triệu đồng năm 2008, trong khi đó giá trị sản xuất lâm nghiệp có sự ổn định cao hơn, năm 2004 là 37.196,2 triệu đồng lên 39.446,8 triệu đồng năm 2006 và đạt 39.800,1 triệu đồng năm 2008. Thuỷ sản cũng có sự tăng giảm không đều từ 89.242,0 triệu đồng năm 2004 lên 98.512,5 triệu đồng năm 2005 xuống 90.850,6 triệu đồng năm 2006 và đạt 110.902,5 triệu đồng năm 2008. Nhỡn chung, lõm nghiệp và thuỷ sản phỏt triển tương đối ổn định nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp.

Về tỷ trọng giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đó cú sự thay đổi. Trong 5 năm qua giá trị sản xuất hàng năm thỡ trồng trọt cú xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, chi phối sự đóng góp của ngành trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, cũn chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều. Tuy vậy, theo xu thế phát triển và qua mối quan hệ giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi từ 2004 trở lại đây cho thấy tỷ trọng ngành chăn nuôi có tốc độ tăng nhanh và đều hơn so với ngành trồng trọt.

Bảng 2.6: Tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2008.

Đơn vị: Triệu đồng Năm Ngành kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất NN 1950.887 2044.528 2120.251 2168.066 2105.775 Trồng trọt 1275.004 1236.745 1174.596 1167.123 1090.401 Chăn nuôi 581.717 702.210 823.384 869.931 879.406 Dịch vụ 94.156 105.573 122.271 131.012 135.968 Nguồn: [9].

Giá trị sản xuất toàn ngành tăng liên tục tăng qua các năm. Nhưng trong nội bộ ngành có sự dịch chuyển, tỷ trọng ngành trồng trọt từ 1275.004 triệu đồng năm 2004 xuống cũn 1090.401 triệu đồng năm 2008, chăn nuôi từ 581.717 triệu đồng năm 2004 lên 879.406 triệu đồng năm 2008, tăng 0,5 lần, trong khi đó dịch vụ nông nghiệp cũng liên tục tăng qua các năm và cho thấy vai trũ của cụng nghiệp và dịch vụ trong phỏt triển sản xuất cũng như nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp. Sự biến đổi về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp cho thấy xu thế vận động của ngành có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhưng cũng thể hiện sự tác động xấu tới ngành trồng trọt. Nếu sự sụt giảm quá mức của ngành trồng trọt sẽ gây mất an ninh lương thực trên địa bàn, đe doạ sự ổn định xó hội.

Trong quỏ trỡnh chuyển dịch, tỷ trọng trồng trọt tuy giảm dần, song về quy mô vẫn không ngừng tăng lên, vẫn là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, cơ cấu thời vụ có chuyển biến tích cực, theo hướng tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế và hàng hoá cao. Sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp và việc áp dụng hàng loạt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, biện pháp thâm canh, bảo quản, chế biến, tiêu thụ được áp dụng rộng rói đó gúp phần thỳc đẩy trồng trọt phát triển. Đặc biệt đó cú nhiều cụng thức luõn canh cho hiệu quả kinh tế cao như: 2 lúa + rau vụ đông đạt 56 triệu đồng, rau + lúa mùa đạt 80 triệu, chuyên rau 90 - 100 triệu đồng, chuyên hoa 150 - 200 triệu đồng, dâu tằm 75 triệu đồng.

Trong trồng trọt thỡ việc trồng cõy lương thực vẫn chiếm ưu thế (75%), cây công nghiệp (8,7%), cây thực phẩm (7,8%) và một số cây trồng hàng năm khác. Bên cạnh đó diện tích trồng cây lâu năm, điển hỡnh là cõy ăn quả tăng về diện tích nhưng sản lượng tăng giảm không đều do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích lại không đồng đều giữa các vùng; vùng đồng bằng diện tích đất vườn/ hộ thấp nên chủ yếu trồng cây ăn quả tự cung, tự cấp, ít có sản phẩm hàng hoỏ, trừ vựng bói ven sông Hồng; vùng trung du, miền núi diện tích đất vườn/ hộ lớn thích hợp trồng các loại cây ăn quả nhưng điều kiện và khả năng thâm canh của người dân hạn chế, trong khi đó giá phân bón và chi phí nhân công cao nên hiệu quả sử dụng đất thấp.

Ngành trồng trọt giai đoạn 2004 - 2008, vẫn giữ được vai trũ quan trọng trong việc cung cấp khối lượng lương thực đáp ứng nhu cầu tiờu dựng, bỡnh quõn lương thực đầu người năm 2004 là 378,19 kg/người, năm 2008 đạt 370,77kg/người. Sản xuất đó cú sự gắn kết với thị trường tiêu thụ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội tỉnh, phục vụ chăn nuôi, có các vùng sản xuất hàng hoá. Trong 2 năm 2007 - 2008 đó xõy dựng được 48 vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá, với tổng diện tích 1457 ha. Đó hỡnh thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/ năm, một số diện tích 4 vụ/ năm trên diện tích đất canh tác hàng năm và vùng sản xuất hàng hoá. Từng bước khai thác tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất của tỉnh. Với chủ trương sử dụng đất nông nghiệp phải đạt hiệu quả và hợp lý nờn tỉnh đó cú hướng sử dụng đất cho các vùng cụ thể, đặc biệt là vùng đồi và vùng trũng rất khó khăn cho tổ chức sản xuất trồng trọt: Đối với vùng đồi, phát triển trang trại, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi; vùng trũng cải tạo chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và 2 vùng khó khăn này đang từng bước khai thác và sử dụng hợp lý.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nên Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi theo lối công nghiệp quy mô gia đỡnh và quy mụ trang trại tập trung lớn. Từ những chủ trương, chính sách kích cầu đầu tư cho chăn nuôi như: sind hoá đàn bũ, nạc hoá đàn lợn, mô hỡnh chăn nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn, chương trỡnh cung cấp giống cõy trồng, vật nuụi, chương trỡnh hỗ trợ vựng chậm lũ, cỏc dự ỏn chăn nuôi thuộc vốn giải quyết việc làm hoặc do các đoàn thể chính trị xó hội quản lý…Sự phỏt triển của ngành chăn nuôi đó trở thành mũi đột phá trong quá

trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đang dần chuyển mạnh sang hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Tuy nhịp độ tăng trưởng cao nhưng xét về mặt cơ cấu giá trị vẫn cũn thấp hơn ngành trồng trọt, chiếm 29,8% năm 2004 lên 40,1% năm 2008. Số lượng đại gia súc tăng giảm không đồng đều (xem bảng 2.7), nhất là đàn Trâu liên tục giảm qua các năm từ 32.325 năm 2004 xuống cũn 25.110 con năm 2008 (giảm 7215 con), đàn Bũ và đàn Lợn tăng giảm không ổn định, năm 2008 Bũ tăng 8040 con so với 2004, trong khi đó đàn Lợn giảm 21.835 con. Đàn gia cầm năm 2008 tăng 2020.100 con so với 2004.

Bảng 2.7: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2004 - 2008.

Đơn vị: con Năm Số lượng 2004 2005 2006 2007 2008 Trâu 32.325 31.618 27.879 25.660 25.110 Bũ 134.900 149.605 177.143 149.250 142.940 Lợn 512.815 531.326 555.038 463.320 490.980 Gia cầm 5029.800 5262.900 5842.300 6698.100 7049.900 Nguồn: [9].

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy chăn nuôi phát triển như: đưa tiến bộ kỹ thuật mới trong công tác chọn, tạo giống, sản xuất thức ăn, thuốc thú y, phương thức tổ chức chăn nuôi theo phương thức công nghiệp mới vào sản xuất. Do vậy, chất lượng vật nuôi ngày càng được nâng cao, quy mô sản xuất được mở rộng, công tác khuyến công, khuyến nông được đẩy mạnh…, đó hỡnh thành những vựng chăn nuôi hàng hoá, các trang trại nuôi bũ sữa, bũ thịt, lợn hướng nạc, gia cầm, thuỷ cầm. Đặc biệt, phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đang khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội và đang dần thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống..

Từ 2004 đến nay, nhận thức của người dân về sản xuất hàng hoá có chuyển biến tích cực thể hiện qua tăng đầu tư, không những ở các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước mà các hộ gia đỡnh cũng ra tăng đầu tư cho nông nghiệp nói chung và

chăn nuôi nói riêng từ 4 đến 5 triệu đồng/năm, nhiều hộ đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây chuồng trại, chăn nuôi hàng trăm con lợn nái ngoại, 15 - 20 con bũ thịt, bũ sữa, nuụi từ 5000 - 10.000 con gia cầm. Nhiều mụ hỡnh chăn nuôi có tính đặc thù như: nuôi dế, cá hồi, rắn, ếch, baba, nhím…cũng có xu hướng mở rộng. Song song với sự chuyển biến nhận thức của người dân thỡ hệ thống dịch vụ, cung ứng vật tư, kỹ thuật, nhất là các phương pháp ủ thức ăn cho gia súc…đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, thành phần kinh tế, doanh nghiệp mở rộng và tăng quy mô sản xuất.

Ngành chăn nuôi có bước phát triển mạnh, cung cấp khối lượng thực phẩm lớn, bỡnh quõn thịt hơi xuất chuồng từ 50,82kg/người năm 2004 lên 70,48kg/người năm 2008.

Nhỡn chung, giai đoạn 2004 - 2008 cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) có sự chuyển dịch đúng hướng: Diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao như rau, đậu, lạc, hoa, cây cảnh tăng dần. Năng suất hầu hết các loại cây trồng không ngừng tăng lên do áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về kỹ thuật thâm canh… Một số dự án về chăn nuôi đó triển khai như dự án cải tạo, nâng cao chất lượng giống đàn bũ thịt, phỏt triển bũ sữa, dự ỏn cải tạo giống và chăn nuôi lợn hướng nạc, dự án chăn nuôi lợn xuất khẩu…bước đầu đó đạt được một số kết quả. Riêng dự án chăn nuôi lợn hướng nạc đó xuất hiện mụ hỡnh nuụi với quy mụ lớn. [44, tr.6 - 7].

Thứ hai, công nghiệp phát triển tạo điều kiện thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp.

Trong những năm qua kinh tế Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ (năm 2008 chiếm khoảng 82%), theo đó cơ cấu lao động cũng có những thay đổi. Đặc biệt, dưới tác động của công nghiệp diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng nên sức lao động trong nông nghiệp được giải phóng dẫn đến lao động dư thừa nhiều và tất yếu có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, trong đó công nghiệp giải quyết một số lượng lao động lớn, góp phần vào ổn định đời sống của hàng vạn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, năm 2008 tổng số lao động trên địa bàn là 597,360 người, trong đó lao động nông - lâm - thuỷ sản có 310,460 người, chiếm 51,95 % so với tổng số lao động

toàn tỉnh, gấp gần 2,43 lần so với lao động ngành công nghiệp - xây dựng, gần 2 lần so với lao động ngành dịch vụ (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004 - 2008.

Đơn vị tính: 1000 người

TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

Cơ cấu lao động

2004 2005 2006 2007 2008

1 Lao động trong các ngành

kinh tế 645,15 652,59 668,45 680,83 597,360 - Nông - lâm - thuỷ sản 420,32 391,10 383,49 375,14 310,460 - Công nghiệp - xây

dựng

108,97 113,75 130,24 140,92 127,50

- Dịch vụ 115,86 147,74 154,72 164,77 159,40 2 Lao động đang đi học 69,59 78,15 88,59 90,32 76,95 3 Lao động làm nội trợ 11,41 14,02 14,54 15,16 13,47 4 Lao động không làm việc

và không có việc làm 21,90 20,66 17,16 17,87 15,88

Cộng 748,05 765,42 788,74 804,18 703,66

Nguồn: [5], [9].

Thời gian qua, sự chuyển dịch lao động nông nghiệp diễn ra mạnh nhưng không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh. Tại các huyện, thành, thị có điều kiện tự nhiên thuận lợi, công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh, dịch vụ mở rộng nên sớm tiếp cận với phương thức sản xuất hàng hoá như; Thành phố Vĩnh Yên, Thị xó Phỳc Yờn, huyện Bỡnh Xuyờn cú sự chuyển dịch nhanh; cỏc huyện Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên Lạc quá trỡnh này diễn ra chậm hơn.

Sự dịch chuyển lao động chịu tác động nhiều chiều, trong đó có cả tác động từ ngay trong lũng của sản xuất nụng nghiệp, nhưng mạnh nhất vẫn là phát triển công nghiệp. Theo kết quả khảo sát năm 2005 về việc làm ở khu vực kinh tế nông nghiệp của Ban chỉ đạo xây dựng Nghị quyết 03 của tỉnh cho thấy; thời gian lao động sản xuất nông - lâm - thuỷ sản chỉ đảm bảo 35 - 40%, giá trị ngày công chỉ đạt 20.000 đồng/công, trong khi đó công nghiệp - dịch vụ là 30.000 - 50.000 đồng/công. Sự chênh lệch này dẫn đến người lao động không gắn bó với sản xuất nông nghiệp chuyển đi làm các nghề khác thường xuyên và lúc nông nhàn. Bên cạnh đó, lao động trong ngành nông nghiệp có thời gian sản xuất là 59,65%, thời gian sản xuất phi nông nghiệp tại địa phương là 19,91% và thời gian làm việc ở nơi khác không phân biệt ngành nghề là 20%. Thêm vào đó là đất canh tác bỡnh quõn đầu người thấp lại phải dành đất cho phát triển công nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn chưa phát triển nên hạn chế cơ hội tỡm việc làm. Với những tỏc động trên thỡ ỏp lực việc làm đang là vấn đề bức xúc nhất tại khu vực kinh tế nông nghiệp, nó không cũn là vấn đề kinh tế mà cũn mang tớnh chất xó hội sõu sắc.

Để quá trỡnh chuyển dịch lao động diễn ra theo hướng ổn định và phát triển, công nghiệp phải là khu vực thu hút một lượng lớn lao động để góp phần giải quyết những vấn đề xó hội mới nảy sinh từ khu vực kinh tế nụng nghiệp. Vĩnh Phỳc đó ỏp dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo thêm nhiều việc làm và cơ hội tỡm việc làm mới cho người lao động, đồng thời bù đắp sự thiếu hụt lao động do phát triển công nghiệp mang lại như: chú trọng xây dựng các cơ sở đào tạo nghề; hỗ trợ học phí cho con em nông dân; quy hoạch và phát triển làng nghề; khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tự mở các lớp, mở các trung tâm đào tạo nghề để chủ động về nguồn nhân lực; dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho lao động ở các địa phương dành đất cho phát triển công nghiệp; dạy nghề gắn với giảm nghốo và giải quyết việc làm cho cỏc xó đặc biệt khó khăn; các

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 31 - 48)