Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 71 - 73)

Trước thực trạng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm truyền thống, khả năng áp dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ rất hạn chế nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Để chuyển tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo phương thức công nghiệp thỡ tất yếu phải đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp có đủ khả năng nắm bắt, tiếp thu và cập nhật nhanh những tiến bộ khoa học -

công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước vào sản xuất, coi đây là một trong những nhiệm vụ có vai trũ quan trọng trong xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến của tỉnh. Trong thời gian tới, để làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh cần có kế hoạch, chiến lược đào tạo, tập huấn cho từng đối tượng một cách phù hợp, cụ thể:

- Đối với cán bộ của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ hàng năm theo hướng nâng cao trỡnh độ quản lý, trỡnh độ chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phải mang tính chuyên ngành, chuyên sâu, có đủ khả năng để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.

- Đối với lao động trong khu vực nông nghiệp: cần tổ chức những lớp tập huấn ngắn ngày để nâng cao kiến thức và tư duy về sản xuất hàng hoá sẽ giúp người nông dân tự định hướng và quyết định trồng cây gỡ, nuụi con gỡ, ỏp dụng cụng nghệ nào cho phự hợp với yờu cầu của thị trường và từng vùng sản xuất. Trong thời gian tới cần tập huấn, bồi dưỡng cho khoảng 200 - 220 ngàn lao động nông nghiệp, với thời gian từ 5 - 7 ngày/khoá đào tạo với các nội dung sau: Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kỹ thuật sản xuất chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch; kỹ năng quản lý kinh tế hộ, gia trại, trang trại, marketing; sử dụng và sửa chữa máy móc, nông cụ, tin học. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện kiến thức đạt trên 50%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn đạt 90%.

Trong đào tạo, bồi dưỡng phải đặc biệt ưu tiên lao động ở những vùng bị thu hồi đất cho phát triển công nghiệp, những vùng đó dồn ghộp ruộng đất, lao động thuộc diện chính sách ưu tiên như: lao động người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ gia đỡnh chính sách, lao động đó hoàn thành nghĩa vụ quõn sự, lao động hết hạn trong các hợp đồng xuất khẩu lao động để họ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cơ hội việc làm.

Đối với lao động trẻ: họ là những đối tượng trong độ tuổi học sinh cần phân loại để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp: làm tốt công tác định hướng, lựa chọn nghề cho học sinh bậc Trung học phổ thông; đối với những lao động đó tốt nghiệp Trung học phổ thụng nhưng không đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học hoặc Trung

học chuyên nghiệp chưa có việc làm phải xác định đây là nguồn lao động trẻ có phông kiến thức tốt, có sức khoẻ, dám nghĩ, dám làm nhưng lại đang rất thiếu kiến thức sản xuất, kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường Trung học chuyên nghiệp và 22 cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để đào nghề cho đối tượng này thành lực lượng lao động tiên tiến trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.

Đa dạng hoá các loại hỡnh đào tạo nghề, nội dung đào tạo phải đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế. Căn cứ yêu cầu của mỗi nghề để xây dựng chương trỡnh đào tạo cho phù hợp. Đồng thời, xây dựng phương án, chương trỡnh đào tạo nghề phải dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)