Hoàn thiện quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch nhằm tạo sự ổn định để các ngành công nghiệp và nông nghiệp thúc đẩy nhau cùng phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 63 - 67)

định để các ngành công nghiệp và nông nghiệp thúc đẩy nhau cùng phát triển

Xuất phát từ điều kiện tự nhiờn và kinh tế - xó hội của tỉnh thỡ việc quy hoạch, hoàn thiện quy hoạch và tuõn thủ tuyệt đối quy hoạch là giải pháp có tính chiến lược để

Vĩnh Phúc giải quyết hài hoà lợi ích giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh. Để đảm bảo tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xó hội việc quy hoạch cỏc vựng cần phải phỏt huy được lợi thế phát triển của các vùng.

Một là, quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp.

Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp phải vừa đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân vừa tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên như Vĩnh Phúc cần quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch vùng nông nghiệp như sau:

- Vùng nông nghiệp miền núi: Có diện tích tự nhiên 79.915,2 ha, trong đó đất nông nghiệp 28.418,3 ha, đất lâm nghiệp 29.116,2 ha, dân số khoảng 401.300 người. Vùng nông nghiệp miền núi gồm 61 đơn vị hành chính cấp xó, cụ thể; toàn bộ 17 xó, thị trấn của huyện Sụng Lụ; toàn bộ 20 xó, thị trấn của huyện Lập Thạch; toàn bộ 9 xó, thị trấn của huyện Tam Đảo; các xó Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, Hợp Hoà, An Hoà, Kim Long, Đạo Tú, Hoàng Đan của huyện Tam Dương; các xó Sơn Lôi, Thiện Kế, Gia Khánh, Bá Hiến, Trung Mỹ thuộc huyện Bỡnh Xuyờn; cỏc xó Ngọc Thanh, Cao Minh thuộc thị xó Phỳc Yờn.

Đây là vùng có quỹ đất lớn phù hợp cho phát triển cả sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt khu vực này có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá cho phép phát triển đa dạng cỏc loại hỡnh du lịch, xõy dựng cỏc khu vui chơi giải trí. Đối với vùng nông nghiệp miền núi cần tập trung phát triển chăn nuôi, phát triển trồng các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo mô hỡnh nụng - lõm kết hợp, trang trại tổng hợp. Phỏt triển cỏc loại thuỷ sản truyền thống ở ao, hồ, đầm nhỏ, mặt nước các công trỡnh thuỷ lợi. Mở rộng các mô hỡnh chăn nuôi có tính đặc thù như; cá Hồi ở Tam Đảo núi, Dế ở Tam Quan - Tam Đảo, Rắn ở Vĩnh Tường…Khuyến khích trồng cây thức ăn gia súc, cây dược liệu, cây có củ - quả đặc sản, đưa giống cây trồng mới, nhất là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư xây dựng các mô hỡnh chăn nuôi gia trại, trang trại bũ thịt, bũ sữa, lợn siờu nạc, gà qui mụ vừa và lớn theo phương pháp công

nghiệp và bán công nghiệp. Riêng đối với đàn gà phát triển mạnh hỡnh thức nuụi gà thả vườn theo phương thức VACR, phỏt triển mụ hỡnh nụng - lõm kết hợp. Coi việc trồng cỏc cõy bản địa là cơ sở để giữ và phát triển rừng, khuyến khích trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán cây lâm nghiệp để tăng thu nhập cho người dân.

- Vùng nông nghiệp đô thị: Vùng này có diện tích 26.140,97ha; trong đó đất nông nghiệp 16.635,03ha; đất lâm nghiệp 116,79ha; dân số khoảng 349.266 người. Gồm 36 đơn vị hành chính cấp xó: toàn bộ cỏc 9 xó, phường của Thành phố Vĩnh Yên; các xó Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Lũng Hoà, Yờn Lập, Bồ Sao, Yờn Bỡnh, Kim Xỏ, Việt Xuõn của huyện Vĩnh Tường; các xó Duy Phiờn, Hợp Thịnh, Hoàng Lõu, Thanh Võn của huyện Tam Dương; các xó Hương Sơn, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Canh, Đạo Đức của huyện Bỡnh Xuyờn; cỏc xó Nam Viờm, Phỳc Thắng, Tiền Chõu và nội thị của thị xó Phỳc Yờn.

Vùng nông nghiệp đô thị bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cả trong và ngoài đô thị. Hỡnh thành cỏc trang trại đa mục đích và hệ thống các vườn cây tại các vùng trong và lân cận thành phố, thị xó, thị xó. Tập trung phát triển các loại cây lương thực, rau, hoa, các cây cho củ, quả chất lượng cao như: cà chua, bắp cải, su hào, đậu đỗ, bầu bí, dưa chuột bao tử, dưa hấu, ngô ngọt, rau gia vị, hoa hải đường, đỗ quyên…. Mở rộng và phát triển các loại cây cảnh như: si, xanh, đa, lộc vừng, hoa sữa, cau lùn…. Khuyến khích nuôi các con đặc sản như nhím, baba…quy mụ nhỏ theo quy trỡnh kỹ thuật cao.

Căn cứ từng khu vực trong vùng có thể phát triển các loại hỡnh sản xuất nụng nghiệp sau: nụng nghiệp xanh, nụng nghiệp phục vụ khách sạn, nông nghiệp thu ngoại tệ, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng và nông nghiệp sinh thái.

- Vùng nông nghiệp thâm canh ở đồng bằng: Vùng này có diện tích tự nhiên 21.896,2 ha; trong đó đất nông nghiệp 15.808,2 ha; dân số khoảng 266.434 người. Gồm 39 xó, thị trấn của huyện Yờn Lạc, cỏc xó cũn lại của huyện Vĩnh Tường, các xó Phỳ Xuõn, Thanh Lóng, Tõn Phong của huyện Bỡnh Xuyờn. Đây là vùng sản xuất hàng hoá lớn của tỉnh, vùng này sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh.

Tập trung phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh lúa, ngô đạt năng suất cao, hỡnh thành cỏc vựng lỳa chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm các loại, vùng thâm canh lúa cao sản, vùng trồng dâu nuôi tằm và cỏ phục vụ chăn nuôi. Phát triển và mở rộng mô hỡnh chăn nuôi bũ thịt chất lượng cao, lợn siêu nạc, gà quy mô hộ và trang trại. Hỡnh thành cỏc mụ hỡnh trang trại nuụi trồng thuỷ sản gắn với nuụi lợn, vịt và trồng cõy ăn quả.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, trong vùng hỡnh thành cỏc cụm, khu nụng nghiệp ứng dụng cụng nghệ cao, nụng nghiệp chớnh xỏc để tạo khối lượng nông sản hàng hoá lớn, có chất lượng cao. Đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau, hoa, quả sạch - an toàn, cây cảnh cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng và chế biến cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước. Việc xây dựng các mô hỡnh nụng nghiệp ứng dụng cụng nghệ cao, chớnh xỏc khụng những là nơi tạo khối lượng sản phẩm sạch, cao cấp mà cũn là nơi tham quan học tập, đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông dân.

Mỗi vùng có đặc thù riêng và vị trí khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu là trở thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung của tỉnh. Do vậy, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xó hội đặc biệt coi trọng yếu tố hài hoà giữa các khu vực kinh tế, trong đó để nông nghiệp phát triển bền vững, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xó hội cần phải duy trỡ diện tớch trồng lúa từ 33.500 - 35.000 ha. Đồng thời tỉnh cần phải có chính sách cụ thể để giữ đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, hạn chế tối đa sử dụng đất trồng lúa để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và phát triển dịch vụ.

Hai là, quy hoạch vùng phát triển công nghiệp.

Quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng, củng cố các khu công nghiệp hiện có, khảo sát và đưa công nghiệp về nông thôn để giảm áp lực cho các khu công nghiệp tập trung hiện nay. Trong khảo sát, lập dự án cần tính toán kỹ quỹ đất cho phát triển và mở rộng khu công nghiệp nhưng không ảnh hướng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái của từng vùng.

Đối với vùng miền núi: có diện tích đất lớn, địa hỡnh đồi, gũ nhiều, nền đất tốt cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các khu - cụm công nghiệp, tránh sự tập trung quá mức vào vùng đô thị, vùng đồng bằng.

Đối với vùng đô thị: Đây là vùng đó có cơ sở hạ tầng tốt, vị trí thuận lợi. Đây sẽ là vùng chi phối sự phát triển kinh tế - xó hội của cả tỉnh, do vậy vựng này phỏt triển toàn diện cỏc lĩnh vực, trong đó lấy công nghiệp là trọng tâm.

Đối với vùng đồng bằng: Đây là vùng được coi là vựa thóc của tỉnh nên phát triển nông nghiệp được đạt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, hỡnh thành các nghề mới.

Tuy nhiên, cần xác định việc phát triển các cụm công nghiệp - các làng nghề tiểu thủ cụng nghiệp là hạt nhõn trong quỏ trỡnh hỡnh thành cỏc thị trấn, thị tứ, thỳc đẩy dịch vụ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp.

Trong quy hoạch vựng phỏt triển nụng nghiệp và cụng nghiệp cần chỳ ý việc đảm bảo tính liên hoàn giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn như: sự quy hoạch này phải đảm bảo thuận lợi cho sự liên kết giữa việc hỡnh thành vùng nguyên liệu, khu công nghiệp và khu thương mại dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 63 - 67)