Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 49 - 53)

Thứ nhất, công nghiệp phát triển dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp.

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, từ tỉnh thuần nông đến nay cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp đó mạng lại cho Vĩnh Phỳc những bước phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực của đời sống xó hội. Cựng với quỏ trỡnh chuyển dịch đó nhu cầu về xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan, xây dựng cỏc cụng trỡnh phỳc lợi xó hội, cụng trỡnh cụng cộng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng công trỡnh cụng nghiệp, dịch vụ trờn địa bàn tỉnh là rất lớn và đũi hỏi phải cú mặt bằng để thực hiện, do vậy đất đai trong tỉnh có nhiều biến động.

Qua theo dừi sự biến động đất đai trên địa bàn tỉnh những năm qua thỡ xu hướng có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm đất sản xuất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.11: Biến động diện tích đất các loại giữa các năm.

Đơn vị: ha Loại đất DT năm 2000 2005 2006 2007 DT BĐ so với 2000 DT BĐ so với 2005 DT BĐ so với 2006 Đất SXNN 63.461,44 60.679,21 -2782,23 59.814, 01 -865,2 58.923,7 1 -890,3 Đất lâm nghiệp 30.408,85 33.089,12 +3400,27 33.013, 67 - 75,45 32.879,0 7 -134,6 Đất ở 6.011,83 8.404,56 +2392,73 8.607,2 0 +202,64 8.689,15 +81,95 Đất chuyên dùng 15.564,73 18.808,11 +3243,38 19.631, 57 823,46 20.684,4 8 +1052,9 1 Đất chưa 9.395,07 3.556,45 -5838,62 3.548,3 -8,07 3.461,69 -86,68

sử dụng 8

Nguồn: [5], [9], [34].

Qua bảng thống kê trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chưa sử dụng liên tục giảm qua các năm và cũn tiếp tục giảm đến năm 2010, bỡnh quõn từ 1900 - 1950 ha/năm, nhất là với đất trồng lúa. Sự sụt giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề không những về kinh tế mà cũn nhiều vấn đề xó hội mới nảy sinh: an ninh lương thực bị đe doạ, ổn định xó hội đang tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, đặc biệt giải quyết việc làm cho số lao động bị thu hồi đất.

Thứ hai, số lao động thất nghiệp sau khi bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp có xu hướng gia tăng.

Đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đó tỏc động mạnh đến lao động trong nông nghiệp. Số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất luôn trong tỡnh trạng dễ bị thất nghiệp, kể cả khi đó cú việc làm trong nhà mỏy do nhiều nguyờn nhõn: trỡnh độ, kỷ luật lao động, các chu kỳ khủng hoảng kinh tế... Bên cạnh đó, số lao động từ 35 tuổi trở lên khó có cơ hội trong việc làm, ngay cả làm phục vụ, bảo vệ. Trong khi đó độ tuổi các doanh nghiệp sử dụng thường không cao, chủ yếu dưới 35 tuổi nên số lao động này khi bị sa thải tham gia vào đội quân thất nghiệp sẽ là gánh nặng cho xó hội đũi hỏi phải giải quyết. Tỉnh đó cú chủ trương cấp đất dịch vụ cho những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm tạo việc làm tại chỗ, với 277ha tại 14 điểm nhưng kết quả đạt thấp, để họ thích ứng được là điều cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vỡ đây chưa từng là nghề của họ.

Thứ ba, công nghiệp phát triển tác động mạnh tới môi trường sinh thái, phần nào ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh, nhận thức của cộng đồng dân cư nâng cao hơn, đó hỡnh thành nhiều phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Tuy nhiên quá trỡnh phỏt triển cụng nghiệp nhanh đó tạo sức ộp khụng nhỏ đổi với môi trường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến chất lượng cuộc sống.

Về môi trường đất: Theo kết quả quan trắc của Sở tài nguyên môi trường năm 2004 cho thấy môi trường đất tại một số khu vực trồng rau ở Vĩnh Tường, Yên Lạc đó xuất hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với tỷ lệ xuất hiện trong các mẫu đem phân tích chiếm 37%, đến 2007 100% số mẫu phân tích đều xuất hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt 4 mẫu có nồng độ Asen kim loại nặng, 2 mẫu có nồng độ kẽm vượt tiêu chuẩn cho phép. So sánh với kết quả chất lượng môi trường đất năm 2008 cho thấy không có sự thay đổi, nồng độ một số chỉ tiêu ô nhiễm trong đất trồng rau, lúa tuy có cao hơn năm trước song vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Năm 2007 dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong đất khu vực trồng lúa ở Thành phố Vĩnh Yên là 1,76.10-3mg/kg, năm 2008 là 1,84.10-3. Một số kim loại nặng như Cb, Pb năm 2007 dao động trong khoảng 0,3- 0,5mg/kg, năm 2008 dao động từ 0,3- 0,54mg/kg [35, tr.15]. Chất lượng môi trường đất đang bị tác động mạnh của việc sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong thõm canh lỳa, rau, hoa màu. Nếu khụng cú biện phỏp sẽ tỏc động đến môi trường sinh thái trong đất, làm cho chất hữu cơ không phân huỷ, đất sẽ nghèo dinh dưỡng, tiêu diệt các loài sinh vật, làm suy thoái hệ sinh thái trong nước.

Về môi trường nước: Theo kết quả quan trắc của Sở tài nguyên môi trường năm 2008 cho thấy mặt nước một số khu vực như Đầm Diệu - Phúc Yên, Đầm Vạc - Vĩnh Yên nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến 5 lần, các thông số ô nhiễm như BOD5, COD, NH3, chất rắn lơ lửng, Coliform…Qua phân tích hiện trạng chất lượng các nguồn thải từ cỏc khu vực cụng nghiệp; Khu cụng nghiệp Bỡnh Xuyờn, Khai Quang, Kim Hoa, cụm cụng nghiệp Hương Canh, Hợp Thịnh, Lai Sơn, Xuân Hoà, Tề Lỗ nước thải có từ 3 - 6 thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép, nơi cao nhất là cụm công nghiệp Tề Lỗ, thấp nhất là cụm công nghiệp Xuân Hoà, riêng thông số Fe tại khu công nghiệp Kim Hoa tăng đột biến đến 2009,6 lần. Nguyên nhân là các thuỷ vực này tiếp nhận nguồn nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt. Điều đáng quan tâm là các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải từ các cơ sở sản xuất hầu hết chỉ được xử lý sơ bộ hoặc không qua xử lý đổ thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông...

Môi trường công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn với các khí thải SO2, NOx, CO2,…Bên cạnh đó việc phân loại xử lý chất thải rắn cả sinh hoạt và công nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc, chủ yếu xử lý bằng biện phỏp chụn lấp thụng thường, quy trỡnh đơn giản gây mất vệ sinh.

Môi trường nông thôn, làng nghề có mức độ ô nhiễm nhẹ hơn khu vực đô thị và công nghiệp. Chủ yếu là chỉ tiêu bụi do các phương tiện giao thông, các khu vực như Tề Lỗ cũn do phỏ dỡ cỏc loại phương tiện phế liệu.

Tóm lại, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc, đe doạ môi trường sống nói chung, phần nào gây tác động xấu tới phát triển sản xuất nông nghiệp như ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi bởi những cơn mưa Axít, những đợt nắng nóng kéo dài, mưa lũ cục bộ, thậm chí làm biến dạng cõy trồng, vật nuụi. Nếu khụng cú biện phỏp xử lý kịp thời thỡ với tốc độ phát triển công nghiệp như Vĩnh Phúc sẽ không đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp làm nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế và giải quyết các vấn đề xó hội mới nảy sinh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của phát triển công nghiệp đối với nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc docx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)