Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân sự:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp để đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 40 - 42)

d, Nhân tố con người.

1.4.3.7 Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân sự:

Đánh giá kết quả học tập của học viên: Để đánh giá kết quả học tập của học viên, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá sau:

⇒ Hình thức phỏng vấn: Thông qua phát vấn trực tiếp có thể kiểm tra trình độ, khả năng ứng xử và phản xạ của nhân viên trước những câu hỏi liên quan đến khóa học mà nhân viên đã trải qua. Với hình thức này có thể đánh giá cụ thể khả năng tiếp thu, trình độ, năng lực của mỗi học viên nhưng mất nhiều thời gian.

⇒ Hình thức trắc nghiệm: Có thể đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân sự thông qua kết quả bài trắc nghiệm mà ban lãnh đạo khách sạn đã tổ chức cho học viên làm sau khóa học. Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn với nội dung cụ thể liên quan đến khóa học, kèm theo các lựa chọn đúng - sai, có – không để học viên lựa chọn. Với hình thức này cho kết quả nhanh chóng và ít tốn kém.

⇒ Báo cáo chuyên đề: Sau khóa học doanh nghiệp sẽ tổ chức một buổi để cho học viên báo cáo kết quả học tập thông qua các chuyên đề mà họ đã chuẩn bị sẵn. Hình thức này cho kết quả không chính xác, mất thời gian và tốn kém.

⇒ Xử lý tình huống: Sau khi đã tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng các học viên sẽ kết thúc khóa học bằng cách thi xử lý các tình huống do ban giám khảo đưa ra. Bằng hình thức này mất nhiều thời gian,

nhưng cho phép đánh giá một cách chính xác, toàn diện cả về khả năng tiếp thu bài học và cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế của học viên.

Đánh giá tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo: Có thể áp dụng một hoặc phối hợp nhiều cách đánh giá tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo.

⇒ Phương pháp thực nghiệm: Chia hai nhóm thực nghiệm, ghi lại kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm trước khi áp dụng các chương trình đào tạo và bồi dưỡng. Chọn một nhóm được tham gia vào quá trình đào tạo và bồi dưỡng còn nhóm kia vẫn thực hiện cả về số lượng và chất lượng công việc giữa hai nhóm, nhóm đã được đào tạo, bồi dưỡng và nhóm không được đào tạo , bồi dưỡng. Phân tích, so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm, với chi phí đào tạo và bồi dưỡng sẽ cho phép xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo bồi dưỡng

⇒ Đánh giá những thay đổi của học viên: Việc đánh giá những thay đổi của học viên dựa vào các tiêu chí sau:

Năng suất lao động: Trước tiên cần đánh giá năng suất lao động của học

viên trước và sau khi được đào tạo và bồi dưỡng. Năng suất lao động có tăng lên không và mức tăng có xứng đáng với chi phí về thời gian và tiền bạc mà doanh nghiệp và cá nhân họ bỏ ra không.

Chất lượng công việc: Sau khóa học nhân viên đã thực sự áp dụng những

kỹ năng, cách tư duy, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác để nâng cao chất lượng công việc hay chưa?

Hiệu suất sử dụng trang thiết bị.

Tinh thần trách và hợp tác trong công việc. Tác phong làm việc.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Một số biện pháp để đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w