Xây dựng chế độ kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán và

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 81 - 87)

toán và thông lệ kế toán quốc tế

Mỗi quốc gia có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp riêng, điều đó ảnh hưởng đến kế toán. Có thể nói, mỗi quốc gia có chính sách kế toán, hệ thống kế toán riêng phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát nền kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay thì vấn đề hội nhập kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết. Hội nhập về kinh tế kéo theo sự hội nhập về kế toán. Nếu không quán triệt các nội dung, nguyên tắc cơ bản của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế, Việt Nam sẽ phải trả giá khá cao, bởi các lý do:

Khó hội nhập kinh tế Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các thị trường chứng khoán Quốc tế vì báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ không được thị trường chứng khoán Quốc tế chấp nhận.

Bản thân doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan giám sát an toàn hoạt động thị trường tài chính không có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để quản trị rủi ro.

Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế toán, để lập báo cáo tài chính theo IAS, và để kiểm toán báo cáo tài chính này. Với một số CTCK lớn tại Việt Nam hiện nay ( SSI, IBS...), đặc biệt là các CTCK có vốn đầu tư nước ngoài hay có chứng khoán được niêm yết trên các sàn chứng khoán quốc tế, ngoài báo cáo tài chính lập theo CMKT Việt Nam thì các công ty này phải lập thêm bản báo cáo tài chính theo IAS, IFRS. Viêc lập và trình bày song song hai hệ thống báo cáo tài chính này gây tốn kém chi phí, gây khó khăn cho bộ phận kế toán, đồng thời giảm tính minh bạch, xác thực cũng như độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư, nhà quản trị, các cơ quan quản lý...sử dụng để đưa ra quyết định.

Trên thế giới hiện nay có ba cách tiếp cận với IAS:

Cách thứ nhất, chấp nhận chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực của quốc gia : là cách áp dụng toàn văn hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Đây là cách làm của một số quốc gia như Nigeria, Malaysia, Singapore...

Cách thứ hai là dựa trên IAS để hình thành chuẩn mực quốc gia : sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở để xây dựng, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng quốc gia.

Cách thứ ba là tự phát triển các chuẩn mực quốc gia và điều chỉnh dần khoảng cách với chuẩn mực quốc tế. Đây là trường hợp tại các quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới, nhóm Châu Âu lục địa và Anglo – Saxon. Các quốc gia này đã có sẵn hệ thống chuẩn mực riêng, và chúng ra đời trước khi có chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợp.

Hầu hết các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới đều cho rằng con đường ngắn nhất để rút ngắn khoảng cách với thế giới, nhanh chóng hội nhập với kế toán của các nước là xây dựng hệ thống Chuẩn mực quốc gia trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán Quốc tế. Bởi vì, nếu dựa hoàn toàn vào chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, nếu tự xây dựng chuẩn mực riêng cho mình sẽ rất tốn kém chi phí và có thể sẽ bị chệch hướng với xu hướng quốc tế. Với mục tiêu đáp ứng

yêu cầu hội nhập, từ năm 1996, Việt Nam đã nghiên cứu toàn bộ IAS và CMKT của một số quốc gia trong khu vực nhằm xác định điều kiện và khả năng áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống các VAS được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và IFRS được cập nhật mới nhất. Với 26 CMKT đã ban hành cho đến nay cho thấy hệ thống kế toán Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so với hệ thống CMKT quốc tế. VAS cơ bản phù hợp với IAS và IFRS không chỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên Báo cáo tài chính mà còn cả về hình thức trình bày. Tuy nhiên, nếu so sánh nội dung giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành với IAS chúng ta sẽ thấy còn có sự khác biệt nhất định: các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IFRS. Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càng thu hẹp khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, nguồn nhân lực kế toán tốt hơn. Mặc dù, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành rộng rãi các chuẩn mực kế toán quốc tế, thế nhưng việc áp dụng toàn văn thường gặp rất nhiều khó khăn.

Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa ở mức độ phổ biến được các quốc gia thừa nhận. Vì vậy, để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế và quản trị rủi ro của doanh nghiệp; giám sát an toàn thị trường của cơ quan quản lý nhà nước là hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Việc hài hòa này được thực hiện theo các nội dung cụ thể sau:

Một là,các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt. Đối với công cụ tài chính cần phân theo 4 loại tương tự như nội

dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế để xử lý kế toán theo các nguyên tắc kế toán khác nhau phù hợp tương ứng với mỗi loại; để công bố thông tin phù hợp. Chú trọng vào việc trình bày thông tin bổ sung trong BCTC, đặc biệt là các nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán; tăng cường sử dụng giá trị hợp lý (trong trường hợp có thể và cần thiết nhằm nâng cao tính hữu dụng của thông tin tài chính cho việc ra quyết định kinh tế). Công cụ tài chính (IFRS 7; IAS 32; IAS 39): hướng dẫn việc phân loại công cụ tài chính, xác định giá trị, ghi nhận và yêu cầu công khai thông tin đối với các loại công cụ tài chính, đặc biệt là các công cụ tài chính mới như quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, các giao dịch hoán đổi lãi suất, hoán đổi tỷ giá, hoán đổi các dòng tiền, các giao dịch nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh phát sinh từ sự thay đổi về giá cả, tỷ giá hối đoái. Những nội dung không trọng yếu, không phải là nền tảng, đồng thời kỹ thuật xử lý kế toán lại quá phức tạp thì Việt Nam không áp dụng, không quy định. Ví dụ, đối với công cụ tài chính, không áp dụng nội dung kế toán phòng ngừa rủi ro.

Hai là, cần tiến hành đánh giá tình hình thực hiện các CMKT hiện hành và xác định các nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm đảm bảo CMKT được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực hành tốt nhất và mang tính thực tiễn cao cho các DN, việc đánh giá tình hình thực hiện các CMKT đã ban hành nhằm phát hiện những điểm bất cập cần được sửa đổi, bổ sung là hết sức quan trọng. Việc đánh giá tình hình thực hiện chuẩn mực không chỉ dừng lại ở các DN, đối tượng thực hiện chuẩn mực mà chủ yếu phải trên phương diện của những người sử dụng thông tin, người sử dụng kết quả của công tác kế toán trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.Từ đó để sửa đổi những quy định không phù hợp của Luật Kế toán, của Chế độ kế toán doanh nghiệp đồng thời xây dựng bổ sung các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

Ba là, Đối với những nội dung không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường Việt Nam,cần có quan điểm thận trọng hơn. Ví dụ, đối với những thị trường còn non yếu,nhiều yếu tố phi kinh tế tác động đến giá cả thị

trường (yếu tố bầy đàn, thông tin chưa trung thực, minh bạch...), chế độ tài chính-kế toán không nên cho phép đánh giá lại giá trị tài sản khi giá trị thị trường lớn hơn giá trị ghi sổ để ghi nhận vào kết quả kinh doanh.

Bốn là, Doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

Năm là, để giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp về công tác kế toán, kiểm toán, khi nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam không có sự khác biệt lớn (trọng yếu) về nội dung kinh tế, không tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính phủ cho phép doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện về công nghệ kế toán cũng như trình độ quản trị điều hành được đăng ký và áp dụng trực tiếp theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế

Sáu là, rút kinh nghiệm từ những nước phát triển trong việc xây dựng chế độ kế toán theo hướng hài hoà giữa thực trạng nền kinh tế quốc gia với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, Việt Nam cần phải có những biện pháp để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.Thị trường chứng khoán rất cần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống kế toán và kiểm toán là một trong những trọng điểm cần được cải tiến không ngừng nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và góp phần hơn nữa vào việc phát triển TTCK Việt Nam; cần tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đi đôi với tăng cường hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế và cần có những giải pháp thiết thực để đưa các chuẩn mực mới vào cuộc sống. Phải nhanh chóng triển khai các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn CMKT đã ban hành vào thực tiễn cùng với các văn bản pháp luật khác như Luật Kế toán, Nghị định hướng dẫn luật... Chỉ có thông qua việc triển khai các văn bản trên vào thực tiễn, chúng ta mới có câu trả lời xác đáng nhất về tính phù hợp của hệ thống CM, đồng thời, chúng ta mới có thể hoàn thiện chúng ngày một tốt hơn. Để làm được điều này,

ngoài việc triển khai đến các DN sớm, cần có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống kết quả của công tác triển khai đó ở các loại hình DN. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo, các buổi hội thảo làm cho các văn bản trên gần gũi, dễ hiểu hơn với người thực hiện. Hiện nay, số lượng 26 chuẩn mực cho thấy đã khá đầy đủ với điều kiện của Việt Nam, vì vậy, thời gian này nên tập trung vào việc khảo sát tổng kết đánh giá hiệu quả của quá trình soạn thảo các chuẩn mực đã ban hành nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho các lần ban hành sau. Bên cạnh việc hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các chuẩn mực mới, một điều rất quan trọng là cơ quan thuế nên cho phép các công ty sử dụng thu nhập tài chính xác định theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới để tính thuế, nếu không sẽ có rất nhiều, nếu như không phải là tất cả các công ty không tìm thấy lợi ích trong việc tuân theo các quy định phức tạp của Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới ban hành. Xuất phát từ yêu cầu chính đáng của các nhà đầu tư là các báo cáo tài chính có kiểm toán của các công ty niêm yết phải có chất lượng tốt, cung cấp thông tin chính xác cho thị trường chứng khoán, việc lựa chọn các công ty kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo kiểm toán là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường chứng khoán. Theo xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong thời gian tới số lượng các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, do đó đòi hỏi các dịch vụ kiểm toán trong lĩnh vực này sẽ phải tăng cả về số lượng và chất lượng.

Bảy là, xây dựng lộ trình cũng như những bước đi cụ thể để xây dựng danh mục những loại có thể được ghi nhận và đo lường trên cơ sở giá trị hợp lý,và giá trị gốc; hướng tới việc áp dụng một hệ thống Báo cáo tài chính đa chiều phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia, phù hợp với các thông lệ quốc tế và hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc các công ty chứng khoán phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế; theo cả hai chế độ kế toán trên cơ sở giá trị hợp lý và giá gốc không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.Để tránhtình trạng đó, Bộ Tài chính cần phải khẩn trương xây dựng kế hoạch với những bước đi cụ thể để ban

hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế…

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)