Quá trình hình thành và phát triển của các công ty chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 51 - 53)

gian qua.

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của các công ty chứng khoán Việt Nam. khoán Việt Nam.

Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sự ra đời của TTCK tại Việt Nam được đánh dấu bởi sự kiện TTGDCK T.P Hồ Chí Minh thực hiện giao dịch phiên đầu tiên tháng 7/2000, những công ty chứng khoán đầu tiên cũng xuất hiện tại Việt Nam để thực hiện vai trò trung gian môi giới của mình. Trải qua nhiều năm cùng biến động với TTCK, các công ty chứng khoán Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với thị trường tài chính quốc gia nói riêng; cũng như của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Từ phiên giao dịch đầu tiên số Công ty chứng khoán thành viên TTGDCK TP.HCM chỉ có 6 Công ty chứng khoán thành viên tham gia giao dịch 2 mã cổ phiếu là mã REE của Công ty cổ phần cơ điện lạnh và mã Sacom của Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông; sau 4 năm hoạt động, toàn thị trường đã có 12 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên TTGDCK TP.HCM, hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với 05 nghiệp vụ gồm: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên tăng liên tục qua từng năm

và cho đến ngày 28/7/2004 có khoảng hơn 19 ngàn tài khoản được mở, trong đó có 153 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Đã có 570 phiên giao dịch được tố chức với tổng trị giá giao dịch đạt gần 3.700 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần 12%, Có 12 Công ty chứng khoán với tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán.

Cùng với sự “tăng trưởng nóng” của TTCK Việt Nam giai đoạn 2006- 2007 là sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán. Cuối năm 2006, có 35 công ty chứng khoán được cấp giấy phép. Trong số này, có 9 công ty được phép thực hiện tất cả năm nghiệp vụ chứng khoán: môi giới, lưu ký, tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ và tự doanh. Sự phát triển nhanh về quy mô, số lượng và chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán giai đoạn này đã thực sự khiến cho TTCK Việt Nam bộc lộ những nhược điểm mà sau này được xác định là nguyên nhân khiến cho toàn thị trường “chạm đáy” trong năm 2008 cho đến hết quý I năm 2009.

Trong suốt năm 2008 viễn cảnh kinh tế làm cho các hoạt động kinh doanh của hàng loạt công ty chứng khoán ế ẩm, thị trường giao dịch ảm đạm, nhiều công ty chứng khoán lựa chọn giải pháp rút bớt nghiệp vụ kinh doanh hay bán lại cho các công ty chứng khoán lớn và các tổ chức nước ngoài. Công ty Chứng khoán Nam An công bố doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2008 đạt 6,94 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế lỗ 57,93 tỷ đồng.Tình hình này kéo dài đến hết quý I năm 2009 mới chấm dứt, đến cuối năm 2009 thì số lượng các công ty chứng khoán trên thị trường tăng trở lại và hoạt động các công ty chứng khoán lại phục hồi.

Cho đến thời điểm đầu năm 2010 trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có 101 công ty chứng khoán thành viên tham gia trao đổi mua bán 266 mã chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…); trên Sàn chứng khoán T.P Hồ Chí Minh với năng lực xử lý hơn 600 lệnh/1 giây, đảm bảo hoạt động giao dịch của khách hàng thông suốt, nhanh chóng và chuẩn xác, có 104 công ty chứng khoán thành viên tham gia với khoảng 213 Mã chứng khoán...Những tiến bộ

vượt bậc này của các công ty chứng khoán Việt Nam đã phản ánh một tương lai đầy hi vọng cho TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)