Kế toán các công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 37 - 38)

Hiện tại các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán các công cụ phái sinh chưa được đề cập đến trong nội dung của TT95/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán và các quy định hiện hành về công ty chứng khoán.Mặc dù, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Thông tư 210 được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính. Do công cụ tài chính là định nghĩa rộng, bao trùm nhiều loại hình tài sản và nợ phải trả tài chính nên việc áp dụng các chuẩn mực sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều tổ chức, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hang và các công ty chứng khoán. Thông tư 210 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và nâng cao tính minh bạch của BCTC. Nó cũng minh chứng cho cam kết của Việt Nam từng bước tiến tới áp dụng tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế. Cả người sử dụng và người lập BCTC sẽ được hưởng lợi từ việc thực hiện. Thông tư 210, tuy người lập BCTC gặp nhiều thách thức và khó khăn trong giai đoạn đầu. Nhưng tính đến thời điểm thông tư này được ban hành, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về công cụ tài chính gồm có: IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bày; IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) số 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh. Ba chuẩn mực này (gọi chung là các IAS về công cụ tài chính) được coi là nằm trong nhóm các chuẩn mực khó, phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới các đơn vị trong việc lập và trình bày BCTC. Thông tư 210 ra đời, nhưng mới chỉ bao gồm IAS 32 và IFRS 7, mà chưa có IAS 39.

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)