Hiện tại các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán các công cụ phái sinh chưa được đề cập đến trong nội dung của TT95/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán và các quy định hiện hành về công ty chứng khoán.Mặc dù, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.
Sau đây là một số phương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công cụ tài chính tại CTCK Thăng Long: Do các nghiệp vụ thực tế trong công ty phát sinh rất ít, trong đề tài này chúng em xin phép chỉ viết mã tài khoản sử dụng chính và nêu một cách tổng quát phương pháp hạch toán của kế toán công ty mà không nêu rõ các mã tài khoản sử dụng phải được hạch toán chi tiết, và có mã tài khoản chung của công ty (0100).
Kế toán hợp đồng quyền chọn
Nợ TK 1420– Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí) Có TK111,112
+ Khi đáo hạn hợp đồng:
Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện: Trường hợp này công ty lựa chọn không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, công ty sẽ bị mất quyền phí và quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác: Nợ TK 8110– Chi phí khác (quyền phí)
Có TK 142– Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí) Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:
Nếu công ty thực hiện hợp đồng: phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:
Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện. Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:
Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn. Có TK142 – Phí quyền chọn
- Phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo hợp đồng quyền chọn bán
+ Phản ánh chi phí mua quyền chọn bán:
Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (phí quyền chọn) Có TK111,112
+ Khi đáo hạn hợp đồng:
Công ty lựa chọn quyền không thực hiện hợp đồng. Trường hợp này chi phí quyền chọn không được tính vào chi phí bán hàng vào được ghi nhận vào chi phí khác. Kế toán ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác (quyền phí) Có TK 142
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường của bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật về kế toán phải được nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và với tiêu chuẩn quốc tế thừa nhận. Hệ thống pháp luật về kế toán của Việt Nam trong những năm qua đã liên tục được phát triển và hoàn thiện, nhằm tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Đồng thời, Việt Nam cũng từng bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Luật Kế toán ban hành năm 2003, đã góp phần nâng cao tính pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và đảm bảo sự quản lý thống nhất về kế toán. Luật Kế toán quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.Năm 2004, 2005 và 2006, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện căn bản hệ thống khuôn khổ pháp luật vè kế toán cho phù hợp với Luật Kế toán 2003 và thông lệ quốc tế. Hàng loạt văn bản hướng dẫn thực thi Luật Kế toán bao gồm các nghị định, chuẩn mực, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán để đảm bảo tính thực thi của Luật Kế toán, Hệ thống CMKT Việt Nam là nội dung quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, bắt đầu được nghiên cứu, xây dựng và công bố từ năm 2000 trên cơ sở hệ thống IAS và IFRS cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của Việt Nam. Việc ban hành hệ thống CMKT đã góp phần quan trọng trong việc hướng các hoạt động kế toán của doanh nghiệp từng bước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành được 26 CMKT, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, ba thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán đã ban hành, một số chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam trên cơ sở bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của IFAC.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 -2010 là giai đoạn củng cố hội nhập, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đến giai đoạn 2010 - 2020, giai đoạn hội nhập năng động: Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta có cả nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong tiến trình hội nhập, việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và các hướng dẫn tương đối phù hợp với quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của mình trong lĩnh vực kế toán nhằm phục việc đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế, cung cấp thông tin tài chính kinh tế minh bạch cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng em kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện kế toán trong các CTCK Việt Nam giai đoạn hiện nay như sau: