Kế toán các loại chứng khoán phổ biến trong các CTCK

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 27 - 29)

Kế toán các loại chứng khoán trong công ty chứng khoán theo TT95/2008/TT-BTC được thực hiện dựa trên cơ sở giá gốc hoặc trên cơ sở giá trị hợp lý.

Kế toán trên cơ sở giá gốc:

Các quan điểm về giá trị, giá cả và phương pháp tính giá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phương diện kinh tế- chính trị học, quản lý kinh doanh, hạch toán các nghiệp vụ. Dù vậy, do nhiều lí do khác nhau, việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng cho đo lường trong kế toán hơn mấy chục năm qua. Một cách tổng quát, cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị của một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua, và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Cơ sở giá gốc có các đặc trưng:

- Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá - Sự hi sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn và gắn liền với lợi ích tương lai.

- Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lý đáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản.

Theo nguyên tắc giá gốc thì tất cả các loại tài sản, vật tư, hàng hoá, các khoản công nợ, chi phí… bao gồm trong đó có cả các công cụ tài chính phải được ghi chép, phản ánh theo giá gốc của chúng, tức là theo số tiền mà đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó (giá gốc thực chất là toàn bộ chí phí mà đơn vị bỏ ra để hình thành nên tài sản). Giá gốc của công cụ tài chính nào đó được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá hợp lý của công cụ tài chính vào thời điểm công cụ tài chính đó được ghi nhận. Điều 7 Luật kế toán Việt Nam có quy định giá trị tài sản được tính theo giá gốc bao gồm: Chi phí mua, chi phí bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến

và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi trên sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, theo phương pháp kế toán giá gốc thì các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) được ghi nhận ban đầu theo giá thực tế mua (giá gốc) bao gồm:

Giá mua (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí, lệ phí và phí ngân hàng.

Sau ghi nhận ban đầu thì khi lập và trình bày Báo cáo tài chính nếu có bằng chứng khách quan cho thấy sự giảm giá trị của các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) thì kế toán phải tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán; kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán mà công ty đang nắm giữ (theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác; theo từng loại đối tác đầu tư; theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế).

Nguyên tắc “giá gốc” là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán, do đó, việc áp dụng kế toán giá gốc đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu của kế toán và phải chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau : yêu cầu khách quan, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc nhất quán, yêu cầu quản lí nội bộ, mức giá chung thay đổi và các đối tượng kế toán mới.

Trong kế toán, có bốn phương pháp xác định tính giá xuất kho có thể vận dụng vào trong trường hợp này. Bốn phương pháp đó là:

+ Phương pháp nhập trước - xuất trước (FiFo) : đó là những gì nhập trứơc được ưu tiên xuất trước. Trị giá chứng khoán tồn cuối kì sẽ được tính theo trị giá của lần nhập sau cùng.

+ Phương pháp nhập sau - xuất trước (LiFo): đó là những gì nhập sau được ưu tiên xuất trước. Trị giá chứng khoán tồn cuối kì sẽ được tính theo trị giá chứng khoán của lần nhập đầu tiên.

+ Phương pháp bình quân: trong phương pháp bình quân có phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ, bình quân tức thời. Theo phương pháp bình

quân gia quyền cả kỳ thì trị giá chứng khoán tồn cuối kỳ được tính bằng (=)(Trị giá chứng khoán tồn đầu kỳ + trị giá chứng khoán nhập trong kỳ)/(Số chứng khoán tồn đầu kỳ + Số chứng khoán nhập trong kỳ)

+ Phương pháp thực tế đích danh: chỉ đích danh từng số lượng xuất với giá gốc là bao nhiêu.

Kế toán trên cơ sở giá trị hợp lý:

Giá trị hợp lý: Là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá. Theo FASB (Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế) thì giá trị hợp lý là giá trị có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá trị phải thanh toán để bán một khoản công nợ trong một nghiệp vụ giữa các chủ thể tham gia thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng em chỉ nghiên cứu kế toán một số loại chứng khoán sau:

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)