Kế toán Cổ phiếu quỹ

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 76 - 78)

Tài khoản sử dụng là TK 419 – Cổ phiếu quỹ và các TK liên quan khác như 111, 112, 411,338, 421....Tùy thuộc vào cách đặt tên của mỗi công ty chứng khoán là khác nhau

Phương pháp phản ánh và thông tin trên báo cáo tài chính

Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu của chính họ, tạm thời công ty lưu giữ các cổ phiếu này để sau này dùng lại, các cổ phiếu quĩ khi đó được hạch toán vào tài khoản riêng : TK 419- Cổ phiếu quỹ.

Ví dụ: công ty chứng khoán Thăng Long hiện đã phát hành và đang lưu hành 5.000 cổ phiếu thường với mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu, phần vốn góp trội hơn mệnh giá hiện có số dư đó là 350.000.000 đồng. CTCK Thăng Long quyết định mua lại 10% số cổ phiếu đang lưu hành (10% x 5.000 cổ phiếu = 500 cổ phiếu) với giá thị trường hiện tại 95.000 đ/cổ phiếu. Vậy kế toán ghi nhận việc mua lại này như sau :

Nợ TK 0100419000000: 47.500.000đ Có TK 111,112: 47.500.000đ

Trên bảng cân đối kế toán , chỉ tiêu này được phản ánh như sau : Trích bảng cân đối kế toán

Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn kinh doanh

(5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu) 50.000.000 đ Nguồn vốn góp trội so với mệnh giá: 350.000.000 đ

Tổng số vốn góp: 400.000.000 đ Cổ phiếu quỹ: (47.500.000) đ

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: 352.500.000 đ

Sau một thời gian, công ty quyết định tái lưu hành lại cổ phiếu quĩ. Giá bán của cổ phiếu quỹ lúc này thường khác với giá mà trước kia công ty đã bỏ ra mua chúng. Khi đó phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại trước kia của cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản vốn góp trội so với mệnh giá:

-Nếu giá bán của cổ phiếu quĩ 97.000 đ/cổ phiếu, cao hơn giá mua lại trước kia, bút toán ghi nhận sẽ là:

Nợ TK 111,112: 48.500.000 đ

Có TK 010041900000: 47.500.000 đ Có TK 010041800000: 1.000.000 đ

-Nếu giá bán của cổ phiếu quĩ 90.000 đ/ cổ phiếu, thấp hơn giá mua lại trước kia, bút toán ghi nhận sẽ là :

Nợ TK 111,112: 45.000.000 đ Nợ TK 010041800000: 2.500.000đ

Có TK 010041900000: 47.500.000đ

Kế toán Việt Nam, khi công ty chứng khoán mua lại những cổ phiếu do họ phát hành thì những cổ phiếu này nay trở thành tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là: cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản 121 “đầu tư chứng khoán ngắn hạn”, chi tiết 1211 – cổ phiếu. Việc hạch toán như vậy cũng có nghĩa là công ty chứng khoán chuyển đổi từ vốn bằng tiền sang thành một khoản đầu tư tài chính. Khoản “đầu tư chứng khoán ” của Việt Nam cũng được hiểu là những hoạt động đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với mục đích kiếm lời. Trong khi đó cổ phiếu quĩ mà công ty đang nắm giữ là những cổ phiếu hiện đang không còn lưu hành nữa, cổ tức của những cổ phiếu này cũng không phải trả, nghĩa là chẳng có khoản lợi nào được tạo ra khi công ty đang

nắm giữ những cổ phiếu này. Từ đó, đặt ra câu hỏi: Vậy, cổ phiếu quỹ có nên xem là tài sản của doanh nghiệp hay không?

Thực tế cho thấy, nội dung quy định không thống nhất với cách hạch toán đối với TK 419- Cổ phiếu quỹ: Hệ thống TK kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/3/2006 của btc có TK 419 – Cổ phiếu quỹ có quy định “Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng nó không bị hủy bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán” điều này có nghĩa rằng đối với những cổ phiếu do công ty phát hành mua lại và được hạch toán vào TK 419 thì chỉ có mục đích duy nhất là tái phát hành, thế nhưng trong quy định về phương pháp hạch toán thì lại hướng dẫn: khi hủy bỏ cổ phiếu quỹ, ghi:

Nợ TK 411 (4111) – Mệnh giá số cổ phiếu quỹ hủy bỏ.

Nợ TK 411 (4112) – Chênh lệch giữa giá mua lại > mệnh giá CP hủy bỏ Có TK 419 – Giá thực tế mua

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)