Thực trạng hoạt động các CTCK Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 53 - 59)

Vào thời hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam, cuối 2006 – đầu 2007, các CTCK tăng lên nhanh chóng. Riêng số lượng công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động trong năm 2007 đã bằng cả bảy năm trước cộng lại.Tính đến 30/8/2007, UBCKNN đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Mặc dù số lượng CTCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là các CTCK đã có thời gian hoạt động lâu như CTCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng (vốn điều lệ 500 tỷ đồng), CTCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CTCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 150 tỷ đồng)... và một số CTCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CTCK đàn anh như: CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CTCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CTCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, các CTCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới và cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CTCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CTCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CTCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CTCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng). Đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày

31/12/2006). Trong đó, đối với những CTCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CTCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; CTCK Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CTCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, CTCK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần...

Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CTCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CTCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây). ( Đơn vị: tỷ đồng)

Công ty chứng khoán Doanh số giao dịch tháng 6/2007 Thị phần giao dịch tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361 13,34% SSI 3.253 12,91% BVSC 2.182 8,66% BSC 1.313 5,21%

Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CTCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao. Đối với khối CTCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CTCK).

Kết quả hoạt động kinh doanh của IBS (CTCK Ngân hàng công thương) được thể hiện qua biểu đồ 2.1 sau:

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của IBS từ năm 2001-2006

Đơn vị:Triệu đồng Năm Ch tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Vốn chủ sở hữu 56.496 56.789 61.813 122.109 130.407 143.135 Tổng tài sản 60.126 89.909 553.470 471.939 608.458 1.173.640 Doanh thu 3.632 6.584 15.747 37.071 52.103 103.136 Chi phí 2.165 4.168 9.999 25.796 37.963 71.639 Lợi nhuận 1.467 2.416 5.748 11.275 14.140 31.497 Lợi nhuận sau thuế 1.056,24 1.739,52 4.138,56 8.118 10.180,8 22.677,84

(Nguồn Báo cáo tài chính của IBS từ năm 2001-2006)

Biu 2.1: Kết qu hot động kinh doanh ca IBS 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Trong thời điểm thị trường tăng “nóng”, số tài khoản chứng khoán cá nhân tăng vọt khiến cho các sàn giao dịch của các công ty chứng khoán luôn trong tình trạng quá tải, lệnh mua bán đi vào hệ thống mạng trung tâm luôn luôn bị kẹt cứng và ứ đọng. Giá cả chứng khoán cứ thế tăng lên với mức chóng mặt. Khách hàng quá tải, các công ty chứng khoán đã chọn phương án “thanh lọc” nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng quy định nhà đầu tư phải ký quỹ một khoản tiền nào đó khi mở một tài khoản mới, đó là khoản tiền “chết” mà nhà đầu tư khi tiến hành mua bán không được sử dụng tới chúng. Công ty chứng khoán nhỏ thì yêu cầu ký quỹ khoản tiền nhỏ, công ty chứng khoán lớn thì yêu cầu ký quỹ khoản tiền “không nhỏ” (điển hình như SSI yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ tới 100 triệu đồng). Những điều này đã gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung cầu trên TTCK và biến tình trạng “bong bóng giá” cuối năm 2007 thành sự khủng hoảng trên toàn TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2009.

66,13% công ty chứng khoán thua lỗ năm 2008, đây là con số thống kê cập nhật dữ liệu đến hết ngày 28/4 trên cơ sở báo cáo tài chính tóm tắt năm 2008 của 62 CTCK mà Trung tâm GDCK Hà Nội đã công bố. Nhiều công ty cắt giảm nhân sự, giảm qui mô hoạt động. Các công ty chứng khoán xoay xở, mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác như kinh doanh sàn giao dịch vàng…để duy trì hoạt động. Trong số 41 CTCK bị lỗ năm 2008, có 10 CTCK bị lỗ trên 50% vốn điều lệ, 16 CTCK lỗ từ trên 20% đến dưới 50% vốn điều lệ. Trong khi đó, cũng do suy thoái kinh tế, phần lớn doanh nghiệp trên sàn niêm yết đã báo cáo lỗ kể từ quý IV/2008 khiến nhà đầu tư càng bi quan và xa lánh thị trường. Tính đến thời điểm này, con số lãi tuyệt đối lớn nhất thuộc về CTCK Sài Gòn, 250,517 tỷ đồng và con số lỗ tuyệt đối lớn nhất thuộc về CTCK Ngân hàng BIDV, lỗ 554,088 tỷ đồng. Thông thường, một công ty chứng khoán có 4 nghiệp vụ: Tư vấn doanh nghiệp; bảo lãnh niêm yết; tự doanh và môi giới. Nhưng thời kì này các mảng tư vấn (cổ phần hóa) và bảo lãnh phát hành (tư vấn cho doanh nghiệp lên sàn) đều ế ẩm. Mảng tự doanh (đầu tư chứng khoán) thì không một doanh nghiệp nào có lãi. Duy nhất mảng có thể thu lời là hưởng phí dịch vụ (0,4%) thì với việc thị trường ngày

càng suy giảm, phần lớn các công ty chứng khoán không thể có lời do các CTCK như ACBS, BVSC, VCBS, SSI… đã đồng loạt giảm 50% phí giao dịch (mặc dù đang trong thời kỳ “lõm nặng”). Đặc biệt, có những công ty chứng khoán mới ra đời còn miễn 100% phí giao dịch. Thậm chí, với tình trạng ảm đạm của thị trường (giá trị giao dịch đã giảm xuống dưới 200 tỷ đồng/phiên), nếu chia đều cho hơn 90 công ty chứng khoán, mỗi công ty chỉ đạt tổng doanh thu 20 tỷ đồng giá trị giao dịch, hưởng mức phí 0,4% thì nhiều công ty chứng khoán chưa đủ trả lương tháng, nói chi đến các chi phí khác. Một số thành viên vốn chịu lỗ lớn trong năm 2008. Điển hình là một số thành viên đã niêm yết như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (mã BVS, sàn HASTC), hay Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS). BVC lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2008 là 296,7 tỷ đồng nên lợi nhuận dự kiến đó, và các năm tiếp theo, sẽ phải dùng để bù đắp số lỗ lũy kế, không có cổ tức.

Nổi bật và cũng được thị trường đánh giá là một hành động khôn ngoan trong bối cảnh thị trường xuống dốc, đó là việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút đơn thành lập Công ty Chứng khoán REE, mặc dù công ty đã được chấp thuận về mặt nguyên tắc. Nhiều công ty không dám xuất đầu lộ diện nữa, cứ đóng cửa âm thầm lặng lẽ hoạt động cầm chừng. Có công ty còn dùng “chiêu” gửi tiền vốn vào ngân hàng lấy lãi chi trả phí hoạt động hàng tháng, bớt được đồng hay đồng nấy. Diễn biến kinh doanh “ế ẩm”, hoạt động “mua” lại công ty chứng khoán của các “đại gia” chứng khoán khác cũng như của các tổ chức nước ngoài là điều tất nhiên. Và khi các công ty chứng khoán đang thua lỗ “được” mua lại, dường như nỗi lo lắng cũng vơi nhẹ phần nào. Trong tháng Hai vừa qua, Morgan Stanley mua lại 49% cổ phần của công ty chứng khoán Hướng Việt; Ngân hàng RHB của Malaysia mua lại 49% cổ phẩn của công ty chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều vụ mua bán từ 10% cổ phần trở xuống của các tổ chức khác với các công ty chứng khoán trong nước.

Bước vào năm 2009, UBCKNN cho biết có 35 công ty chứng khoán thuộc diện phải tăng vốn theo quy định. Nhưng đa số không đáp ứng được yêu cầu này, thị trường chứng kiến “làn sóng” rút bớt nghiệp vụ của những

nhà môi giới diễn ra trong tháng 3, thậm chí có trường hợp không còn là nhà môi giới. Có 24 công ty chứng khoán không thể tăng vốn và buộc phải rút bớt nghiệp vụ, tập trung ở những nghiệp vụ đòi hỏi số vốn lớn. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với số vốn pháp định yêu cầu là 165 tỷ có 14 công ty rút bớt; nghiệp vụ tự doanh với số vốn yêu cầu là 70 tỷ có 16 công ty rút bớt; hai nghiệp vụ môi giới và tư vấn với số vốn yêu cầu không lớn là 10 và 25 tỷ có 2 công ty rút bớt.

Những chuyển biến nhanh chóng của thị trường được gợi mở từ tháng 3 năm 2009. Trước hết, sự bùng nổ của khối lượng giao dịch giúp các thành viên cải thiện nguồn thu. Quan trọng hơn, khi giá chứng khoán tăng mạnh thời gian qua và đang có xu hướng tiếp tục đi lên cũng giúp cải thiện giá trị danh mục trong hoạt động tự doanh. Thuận lợi này lý giải một phần vì sao nhóm cổ phiếu chứng khoán trên sàn niêm yết là những đầu tàu lôi kéo xu thế chung trong những đợt sóng vừa qua.Cuối năm 2009 đã có 105 CTCK, 46 Công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký. Số lượng CTCK đi vào hoạt động tăng không nhiều so với thời điểm đầu năm (đầu năm 2009 số lượng CTCK là 102 Công ty) do tình hình TTCK trong năm 2009 suy giảm sâu. Tuy nhiên, số lượng CTCK cũng đã tăng hơn 50% so với thời điểm cuối năm 2006. Số lượng tài khoản giao dịch đã có sự tăng trưởng đáng kể. Đến hết tháng 11/2009, số lượng tài khoản giao dịch đạt khoảng 730 nghìn tài khoản trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13 nghìn tài khoản, chiếm khoảng 2%, tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm cuối năm 2007 và gấp hơn 7 lần so với cuối năm 2006, tăng 41% so với thời điểm đầu năm 2009.

Năm 2010 là năm bản lề cuối cùng cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, đồng thời nhu cầu của các DN trong việc mở rộng sản xuất chuẩn bị cho một đà tăng trưởng mới sau khủng hoảng sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán có cơ hội phát triển mạnh và trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Cho đến thời điểm đầu năm 2010 trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có 101 công ty chứng khoán thành viên tham gia trao đổi mua bán 266 mã chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…); trên

Sàn chứng khoán T.P Hồ Chí Minh với năng lực xử lý hơn 600 lệnh/1 giây, đảm bảo hoạt động giao dịch của khách hàng thông suốt, nhanh chóng và chuẩn xác, có 104 công ty chứng khoán thành viên tham gia với khoảng 213 Mã chứng khoán...Những tiến bộ vượt bậc này của các công ty chứng khoán Việt Nam đã phản ánh một tương lai đầy hi vọng cho TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu 225684 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)