Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 55 - 71)

Chính phủ cần hạn chế những can thiệp trực tiếp hoặc quá mức làm mất tính năng động của doanh nghiệp mà chỉ tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận một cách có hệ thống với các quy trình công nghệ và sản phẩm mới, có quan hệ chặt chẽ với thị trường khu vực và thị trường thế giới. Trong định hướng này cần chú trọng phát triển các mặt sau:

Một là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp điện tử – tin học nhằm tạo nên cơ cấu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng điện tử có tính cạnh tranh cao.

Hai là, các giải pháp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hay trợ cấp xuất khẩu cần có giới hạn thời gian và xác định cụ thể một số sản phẩm cần thiết.

Ba là, cải tổ khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực quản lý.

Bốn là, thay vì bảo hộ hay trợ cấp trực tiếp không đạt hiệu quả cho các nhà sản xuất trong nước, Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm cải thiện khả năng và tính cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam như: nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai, xây dựng các trung tâm chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường.

Năm laø, Nhà nước và ngành cần phải cộng tác trong việc tạo ra và duy trì những mạng lưới xuyên quốc gia và hiệu quả về mặt kinh tế cho ngành công nghiệp điện tử. Mục tiêu chung là giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các mối quan hệ sản xuất với các bạn hạn thương mại trong khu vực.

KẾT LUẬN

Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam hiện đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu hướng chung đó, các doanh nghiệp trong ngành có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với nhiều bất trắc, rủi ro.

Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện tử - tin học. Thời gian vừa qua cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước, Tổng công ty đã từng bước đạt được những kết quả quan trọng, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực điện tử - tin học nói riêng. Tuy nhiên, cùng với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cường độ cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng quyết liệt, hình thức ngày càng đa dạng hơn, đứng trước một môi trường kinh doanh mới năng động hơn, tính cạnh tranh cao hơn thì Tổng công ty còn bộc lộ một số tồn tại trong năng lực cạnh tranh của mình, đó là các vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển, nghiên cứu triển khai, tổ chức quản lý của Tổng công ty.

Dựa trên những lý luận cơ bản về định hướng chiến lược, trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam cũng như phân tích các khả năng khai thác các cơ hội và điểm mạnh, khắc phục các nguy cơ, điểm yếu. Đề tài đã xác định được các mục tiêu cho sự phát triển của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015 và đã xây dựng được các chiến lược phát triển cho Tổng công ty đến năm 2015 như sau:

- Chiến lược thâm nhập thị trường. - Chiến lược phát triển sản phẩm mới.

- Chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng tâm. - Chiến lược hội nhập dọc về phía sau.

Để thực hiện các chiến lược trên cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về tổ chức, giải pháp về nghiên cứu triển khai, giải pháp về đào tạo. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thường xuyên đánh giá, kiểm tra việc thực thi các chiến lược để kịp thời điều chỉnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội – www.mpi.gov.vn.

2. Fred R. David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, Nhóm dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. GFK Việt Nam (2004), Tài liệu nghiên cứu thị trường tháng 2-3/2004.

4. Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (2003), Bản tin điện tử – CNTT – Viễn thông Việt Nam, Website: http//www.veia.org.vn.

5. Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tiến (2004), “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam: những thách thức chủ yếu”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (312), tr. 27 – 35.

6. Thu Hiền (2003), “Máy tính Việt Nam có thương hiệu đủ mạnh trong cuộc chiến mới”, Tạp chí PC World Việt Nam, (6/2003), tr. 15 – 19.

7. Phạm Bắc Hưng (2004), “Công nghiệp điện tử: công nghiệp lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử”, Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tập II, NXB Thanh Hoá, Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục.

9. Michael E.Porter (1979), Chiến lược cạnh tranh, người dịch Phan Thủy Chi, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Okamoto Yumiko (2004), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp trong ngành công nghiệp điện tử”, Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tập I, NXB Thanh Hoá, Hà Nội.

12. Thời báo kinh tế Việt Nam (2003), Kinh tế 2002 – 2003, Hà Nội.

13. Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam (2000, 2001, 2002, 2003), các Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003.

14. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Tống Quốc Đạt (2001), “Một số định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (2/2001), tr. 22-24.

16. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2000), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển công nghiệp điện tử tin học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (274), tr. 12 – 22.

PHỤ LỤC 1

1/ Phương pháp lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng (1) (2) (3) (4)

Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Tổng cộng

Cột 1: Lập danh sách các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự hoạt động

từ yếu tố môi trường tác động bên ngoài, bao gồm 10 đến 20 yếu tố cả cơ hội lẫn nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Cột 2: Phân loại mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho mỗi yếu tố. Các mức độ quan trọng này được thực hiện thông qua điều tra bảng câu hỏi từ các chuyên gia trong ngành, kết quả tổng hợp từ điều tra được rút ra và thể hiện trong bảng. Tổng cộng tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.

Cột 3: Thể hiện các mức phân loại như sau

- Nếu phản ứng tốt chấm điểm : 4. - Nếu phản ứng khá chấm điểm : 3. - Nếu phản ứng trung bình chấm điểm : 2 - Nếu phản ứng kém chấm điểm : 1

Cột 4: Đó là cột số điểm quan trọng bằng cách nhân mỗi mức độ quan trọng

của mỗi yếu tố với loại của nó.

Tổng cộng: Cộng tất cả các số điểm ở cột 4, đó là số điểm quan trọng tổng

cộng của tổ chức.

* Theo Fred R. David, tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5; còn tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe doạ hiện tại trong môi trường của họ; tổng số điểm là 1,0 cho thấy rằng những chiến lược mà công ty đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe doạ bên ngoài.

2/ Phương pháp lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng (1) (2) (3) (4)

Liệt kê các yếu tố bên trong quan trọng

Tổng cộng

Phương pháp lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) tương tự như cách lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) nhưng ta sẽ liệt kê các yếu tố bên trong của nội bộ doanh nghiệp bao gồm cả điểm yếu và điểm mạnh trong hoạt động. Ngoài ra, cột (3) Phân loại được hiểu theo nghĩa sau:

- Điểm yếu lớn nhất phân loại bằng 1. - Điểm yếu nhỏ nhất phân loại bằng 2. - Điểm mạnh nhỏ nhất phân loại bằng 3. - Điểm mạnh lớn nhất phân loại bằng 4.

* Số điểm quan trọng tổng cộng từ 1,0 đến 4,0. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho ta thấy công ty mạnh về nội bộ.

PHỤ LỤC 2: CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM

ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG

1. Công ty Điện tử Biên Hoà

2. Công ty Điện tử Bình Hoà – VBH 3. Công ty Điện tử Tân Bình – VTB 4. Công ty Điện tử Thủ Đức – VTD

7. Công ty Điện tử Viễn thông Tin học Nghệ An – NALECO

CÔNG TY ĐIỆN TỬ CHUYÊN DỤNG

8. Công ty Điện tử Đống Đa

9.Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC 10. Công ty Điện tử Công trình – VNC 11. Công ty Dịch vụ Điện tử 2 – VESCO 2

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

12. Công ty Máy tính Việt Nam 1 – VIF

13. Công ty Công nghệ thông tin – GENPACIFIC

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH VÀ CỔ PHẦN

14. Công ty Sony Việt Nam 15. Công ty JVC Việt Nam

16. Công ty Matsushita Việt Nam 17. Công ty Toshiba Việt Nam

18. Công ty Liên doanh TNHH nhựa Daewoo-Viettronics 19. Công ty Điện tử Y tế Kỹ thuật cao – AMEC

20. Trung tâm Công nghệ hội tụ đa phương tiện – MCT 21. Công ty Cổ phần máy tính Việt Nam – CMT

PHỤ LỤC 3

CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1999 – 2003

TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 I Tổng Doanh thu Tỷ đồng 1.086,51 1.269,71 1.434,15 1.776,22 1.951,93 Trong đó: - Công ty “ 636,46 690,01 939,45 1.186,18 1.270,42 - Liên doanh “ 399,14 510,51 494,69 590,04 659,00 - Cổ phần “ 50,90 69,18 22,51 II Sản phẩm chủ yếu

1 Tivi các loại Chiếc 196.727 252.832 246.464 269.200 324.341

Trong đó: - Công ty “ 110.031 111.490 146.771 126.784 139.121

- Liên doanh “ 86.696 141.342 99.693 142.416 185.220

2 Audio các loại 73.333 56.540 28.838 17.079 17.287

Trong đó: - Công ty “ 50.064 21.746 8.777 71 127

- Liên doanh “ 23.269 34.794 20.061 17.008 17.160

3 Đầu Video các loại 20.237 42.234 62.053 109.488 138.304

Trong đó: - Công ty “ 6.779 27.656 51.173 105.185 131.135 - Liên doanh “ 13.458 14.578 10.880 4.303 7.169 4 Máy vi tính “ 1.791 1.847 2.779 5.451 5.054 5 Máy in “ 2.587 1.445 1.042 1.971 1.162 6 Thiết bị y tế Máy lắc máu “ 187 198 Tủ sấy tiệt trùng “ 37 110 23 160 Máy hút dịch “ 46 66 304 Hộp hấp tiệt trùng “ 4.900

7 Mạch ĐT và linh kiện ĐT 103 chiếc 6.101 4.860 2.633 4.306 1.346

8 Cuộn Toroid “ 4.500

9 Cuộc Choke – Coil “ 4.662 5.189 5.367 5.418 8.356

10 Biến thế và ổn áp “ 2.577 3.444 2.605 2.262 2.431 11 Chổi than “ 12.362 3.090 12 Remote Chiếc 173.545 177.646 122.985 131.904 178.077 13 Dàn cơ cassette “ 48.878 49.479 57.790 TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 14 Vỏ nhựa TV “ 136.430 209.162 58.775 38.811 22.217 15 Bộ đọc đĩa “ 14.918 14.128

18 Bóng đèn hình màu “ 60.104 95.128 93.520

19 Anten “ 158.097 102.571 105.494 102.402 124.858

III Giá trị xuất khẩu 103 USD 23.336 27.975 21.228 24.712 18.853

IV Sản phẩm xuất khẩu

1 Cuộn DY Chiếc 12.000 270.996 444.024 383.232

2 TV màu (Liên doanh) Chiếc 57.581 8.005 4.785 3.285 13.166

3 Mạch ĐT và linh kiện ĐT 103 chiếc 5.897 2.826 10.083 11.831 1.022

4 Cuộn Choke-Coil “ 4.662 5.177 8.231

5 Cuộn Toroid “ 4.500

6 Biến thế các loại “ 2.575 3.385

V Giá trị nhập khẩu 103 USD 36.589 36.275 37.654 45.160 33.312

VI Lợi nhuận Tỷ đồng 30,59 33,63 41,58 39,06 37,54

PHỤ LỤC 4

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu chủ yếu Thực hiện

2002 Ước TH 2003 KH 2004 Tỷ lệ 2/1 3/2 A B 1 2 3 4 5 Tổng số 8.260 7.330 169.822 88,74% 2316,81%

1 Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN

7.834

Trong đó: - Vốn trong nước 7.834 - Vốn nước ngoài

2 Vốn sự nghiệp có tính xây dựng

3 Vốn tín dụng ĐT phát triển của NN

Trong đó: - Vốn trong nước - Vốn nước ngoài

4 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 8.260 7.330 144.988 88,74% 1978,01%

- Từ khấu hao cơ bản 3.613 3.917 7.100 108,4% 181,265 - Từ lợi tức sau thuế 3.719 2.613 3.080 70,26% 117,87% - Từ bán trái phiếu, cổ phiếu

- Vay thương mại 928 800 94.808 86,21% 11851,00% - Góp vốn với liên doanh NN 40.000

5 Vốn của dân cư và các DN ngoài QD

6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(*)

17.000

(Nguồn: Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam)

PHỤ LỤC 6

SẢN LƯỢNG TV VÀ RADIO LẮP RÁP QUA CÁC NĂM

Đơn vị tính: Nghìn cái

Năm 1995 2000 2001 2002 2003

TV lắp ráp

Tổng cộng: 770 1.013,1 1.125,6 1.597,3 2.099,1

- Quốc doanh 607 157,6 176,5 179,2 194,6

- Ngoài quốc doanh 28

Đầu tư nước ngoài 135 855,5 949,1 1.418,1 1.904,5

Radio lắp ráp

Tổng cộng: 111 144,6 71,4 67,3 67

- Quốc doanh 111 56,4 54,8 46,8 45

- Đầu tư nước ngoài 88,2 16,6 20,5 22

(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp Năm ĐVT 2000 2001 2002 SX thiết bị văn phòng, máy tính. % 0,5 0,8 0,8 SX Radio, TV và thiết bị truyền thông. % 2,2 2,1 2,3 SX dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ. % 0,3 0,3 0,3

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo ngành công nghiệp (tỷ đồng) Năm 1995 2000 2001 2002 2003 SX thiết bị văn phòng, máy tính. 27,9 1.295,2 976,7 1.002,9 1.144,1 SX Radio, TV và thiết bị truyền thông. 2.064,8 4.395,3 5.407 6.168,6 7.433,1 SX dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ. 202,6 427,1 452,3 498,7 597,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp Năm ĐVT 2000 2001 2002 SX thiết bị văn phòng, máy tính. Tỷ đồng 1.736,5 2.989 4.006,6 SX Radio, TV và thiết bị truyền thông. Tỷ đồng 7.370,1 8.411,8 11.063,6 SX dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ. Tỷ đồng 1.075,3 1.237,3 1.344,2

PHỤ LỤC 7

TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHO SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Năm Tổng số dự án Liên doanh 100% vốn nước ngoài Tổng vốn đầu tư (USD)

Vốn pháp định (USD) 1990 1 0 1 4.000.000 4.000.000 1991 0 0 0 0 0 1992 2 1 1 17.696.443 9.597.817 1993 5 4 1 264.567.000 89.485.200 1994 5 2 3 106.685.540 39.318.779 1995 5 2 3 245.418.719 96.440.000 1996 6 1 5 1331.298.106 39.604.400 1997 5 1 4 124.442.554 45.490.000

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)