Mục đích của giải pháp

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 50 - 52)

- Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của nền sản xuất công nghiệp. - Tăng cường năng lực, trình độ của lực lượng nghiên cứu khoa học công

nghệ để thực hiện được những nhiệmvụ quan trọng của R&D trong doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.

- Phát triển ngành công nghiệp điện tử thành ngành mũi nhọn thực sự thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đưa khoa học kỹ thuật công nghệ đi trực tiếp vào sản xuất.

3.4.3.3.Nội dung của giải pháp

Nội dung của giải pháp này bao gồm các công việc sau đây:

vai trò của mình, Tổng công ty phối hợp với các viện, trường và các tổ chức nước ngoài để xây dựng một viện nghiên cứu điện tử – tin học thành một cơ sở đầu ngành về khoa học, công nghệ, thiết kế phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ sau đại học. Việc này không thể thực hiện một cách đơn lẻ mà phải có sự phối hợp và hỗ trợ của Nhà nước.

- Công việc 2: Thành lập một trung tâm thông tin chuyên ngành điện tử- tin học trực thuộc Chính phủ. Trung tâm có trách nhiệm thống kê các số liệu chuyên ngành trong nước và quốc tế, dự báo ngắn hạn và dài hạn để cung cấp thông tin cơ sở cho các doanh nghiệp và cấp lãnh đạo Nhà nước. Nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách của Nhà nước vì nó phục vụ cho lợi ích của quốc gia.

- Công việc 3: Tổng công ty tham gia hình thành các khu công nghiệp kỹ thuật cao tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội để làm cơ sở cho việc thành lập các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành tại các khu vực này làm nền tảng cho việc phát triển nghiên cứu & triển khai.

- Công việc 4: Tổng công ty phối hợp với các trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia và các trường đại học để một mặt sử dụng những tiềm năng sẵn có và mặt khác kết hợp việc đào tạo theo đơn đặt hàng để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu phát triển doanh nghiệp và ngành.

- Công việc 5: Cần thiết đề nghị Nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách để tạo điều kiện phát triển việc nghiên cứu & triển khai. Thí dụ, khuyến khích các doanh nghiệp dành một khoản kinh phí thích đáng vào hoạt động nghiên cứu & triển khai và cho phép kinh phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Khoản kinh phí đầu tư vào nghiên cứu & triển khai khoảng 1,2% tổng sản lượng của ngành (khoảng 180 triệu USD/năm). Ngoài ra cần kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách bảo hộ các sản phẩm là kết quả nghiên cứu phát triển trong nước.

- Công việc 6: Sau khi tổ chức lại Tổng công ty theo mô hình mới, cần đưa ra ngay phương án đầu tư nâng cấp công nghệ, tổ chức và quản lý đạt tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác đối với từng đơn vị cụ thể và theo lịch trình mà điểm kết thúc trước năm 2007. Đây là một trong những bước chuẩn bị để hội nhập.

- Công việc 7: Định hướng việc nghiên cứu & triển khai trên cơ sở ứng dụng các công nghệ ngoại nhập tiên tiến, triển khai dựa theo bằng phát minh sáng chế và từ đó đưa ra các công nghệ mới của Việt Nam. Việc nghiên cứu công nghệ mới của Việt Nam mang tính chiến lược vì các công ty nước ngoài không khi nào chuyển giao những công nghệ tiên tiến mang tính chất sống còn cho các quốc gia khác để rồi bị cạnh tranh bởi chính những công nghệ của mình. Việc nghiên cứu triển khai những công nghệ phải dựa trên quan điểm sau đây:

• Cùng một chủng loại sản phẩm có thể được sản xuất ra bằng các loại thiết bị công nghệ khác nhau, từ đây dẫn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm khác nhau. Sau bước xác định phương án sản phẩm, vấn đề chọn lựa công nghệ sẽ quyết định hiệu quả của dự án đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa cần phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể công nghệ tiên tiến không mang lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, định hướng chung về công nghệ là phải lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu. Hiệu quả kinh tế không chỉ thể hiện ở việc đảm bảo thời gian hoàn vốn đúng hạn hay vượt mà còn phải thể hiện ở khả năng tận dụng tiếp theo.

• Trong hai phạm trù cơ bản của công nghệ là công nghệ thiết kế phát triển sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm, thì thiết kế phát triển sản phẩm luôn có tốc độ thay đổi nhanh hơn, và khi đầu tư một cơ sở sản xuất cần lựa chọn công nghệ để có thể cho ra đời các thế hệ sản phẩm tiếp theo.

• Trong hoàn cảnh của một nước đi sau việc chọn đúng sản phẩm và công nghệ để tập trung sức lực phát triển là việc tối quan trọng. Trong các yếu tố của công nghệ thì yếu tố con người làm chủ được công nghệ là quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 50 - 52)