Sự cần thiết của giải pháp

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 46 - 48)

- Hiện nay số vốn của Tổng công ty là rất nhỏ không đủ để tích lũy và phát triển ngành. Hiện tượng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, trong khi nguồn vốn huy động rất khó khăn.

- Các dự án sản xuất hàng điện tử, xuất khẩu và đầu tư cho sản xuất các sản phẩm mới đòi hỏi nguồn vốn rất lớn hoặc công nghệ cao cần thu hút đầu tư nước ngoài, liên kết liên doanh.

- Nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi gia nhập AFTA.

3.4.1.2. Mục đích của giải pháp

- Mục đích của giải pháp này là tạo vốn hoạt động cho Tổng công ty thực hiện được những chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành hàng, tăng trưởng dịch vụ, phát triển sản phẩm có lợi thế, hình thành ngành hàng mới có giá trị gia tăng cao. Mở rộng, giữ vững vị thế và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Tivi màu, đầu máy VCD, DVD, tăng cường sản xuất linh phụ kiện, trang thiết bị y tế, máy tính thương hiệu Việt Nam.

3.4.1.3. Nội dung của giải pháp

Phân loại chọn lọc dự án để định hình loại nào cần mở rộng đầu tư thêm, đầu tư chiều sâu và loại nào đầu tư mới trên cơ sở các dự án vừa và nhỏ sẽ giao cho các thành viên. Dự án lớn cần nguồn vốn lớn, Tổng công ty với các đơn vị nòng cốt đứng ra đảm trách. Đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các dự án sản xuất linh kiện điện tử và trang thiết bị y tế là những ngành hàng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có tốc độ tăng trưởng cao, khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường và là cơ sở để xây dựng ngành công nghiệp điện tử tin học hoàn chỉnh.

- Đối với loại dự án mở rộng và đầu tư chiều sâu:

• Đây là các dự án thuộc loại vừa và nhỏ. Nguồn vốn được huy động bằng vốn tự có của doanh nghiệp và sử dụng các nguồn tài trợ ưu đãi của Chính phủ. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty được phép sử dụng linh hoạt nguồn vốn tự có để đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị. Đối với loại dự án này vốn đầu tư cần thiết không lớn. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào hiện trạng của doanh nghiệp. Việc đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị phải phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, giá trị của một dây chuyền lắp bề mặt hoàn chỉnh hiện nay khoảng trên dưới 2 triệu USD. Để đầu tư nâng cấp bản thân các doanh nghiệp trong Tổng công ty cũng khó đáp ứng được nhu cầu vốn. Do đó, con đường hiệu quả nhất hiện nay là cổ phần hóa một số doanh nghiệp dạng này.

• Trong giai đoạn 2003-2005, Tổng công ty đã trình Bộ Công Nghiệp phương án chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp theo đó chuyển 4 doanh nghiệp thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên, Cổ phần hoá 6 doanh nghiệp, sáp nhập Công ty Điện tử Công trình vào Điện tử Đống Đa. Trong đó có các Công ty có tiềm lực mạnh có khả năng thu hút được vốn từ cổ phần hoá là Công ty Điện tử Biên Hòa, Công ty Điện tử Tân Bình. Đây là những công ty lớn có tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyên gia giỏi, uy tín và tiếng tăm trên thương trường lớn rất dễ thu hút cổ đông góp vốn.

- Đối với một số dự án có số vốn đầu tư mới: Đây là các dự án có nhu cầu vốn lớn và thuộc lĩnh vực quan trọng như sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ thông tin sẽ sử dụng nguồn vốn sau đây:

• Liên doanh với phía nước ngoài: nguồn vốn đối ứng của Tổng công ty sẽ được vay trong nước với những điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp, thời hạn vay dài). Tổng công ty hoặc doanh nghiệp nòng cốt của Tổng công ty là người đại diện Nhà nước thực hiện các dự án này.

• Thông qua dự án đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài: Đối với những dự án này trong điều kiện chưa liên doanh liên kết được cần tạo cơ sở để có thể xuất khẩu hàng điện tử là mục tiêu trước mắt và sau đó là sự chuyển giao công nghệ.

• Vay tín dụng nước ngoài từ các quỹ đầu tư nước ngoài dành cho Việt Nam thông qua bảo lãnh từ Chính phủ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 46 - 48)