Đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

Đầu tư phát triển giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin nhưng đây cũng là mặt yếu của Tổng công ty. Tỷ trọng đầu tư suốt nhiều năm còn rất thấp đã gây khó khăn không nhỏ cho khâu chuẩn bị đầu tư giai đoạn hiện nay. Trong năm năm từ 1996 khi Tổng công ty mới thành lập đến năm 2000, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 67,386 tỷ đồng, bằng 5,7% tổng doanh thu. Ước đầu tư trong 3 năm 2001 – 2003 đạt 49,889 tỷ đồng, chỉ bằng 1,21% doanh thu.

Đây là một con số rất thấp so với tỷ suất đầu tư của các Tổng công ty khác trong Bộ Công nghiệp. Một số doanh nghiệp thuộc Tổng công ty tuy đạt giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu cao nhưng hầu như không có đầu tư mới, nhất là đầu tư cho công nghệ và tình trạng đó tồn tại trong thời gian dài. Nếu so sánh với các ngành công nghiệp khác thì tỷ suất đầu tư này rất thấp chẳng hạn như trong năm

Bảng 2.4: Nhu cầu về vốn của một số dự án về điện tử

Stt Dự án Công suất Vốn đầu tư

(Triệu USD)

01 Sản xuất mạch in 500~ 1 triệu m2/năm 40

02 Sản xuất vật liệu & từ tính 1.000 tấn.năm 15

03 Loa điện động 2.000.000 chiếc/năm 5

04 Lắp ráp IC từ CHIP 300~500 triệu chiếc/năm 200 05 Linh kiện thụ động 300~700 triệu chiếc/năm 50 06 Sản xuất đĩa quang CD &DVD 2 triệu chiếc/năm 40 07 Lắp ráp Monitor computer 400.000 chiếc /năm 15 08 Lắp ráp cấu kiện, máy vi tính

và thiết bị ngoại vi 500.000 sản phẩm/năm 50

(Nguồn: Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam)

Bảng 2.4 thể hiện số vốn đầu tư của một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp điện tử. Hiện nay, với số vốn đầu tư qua các năm vừa qua của Tổng công ty thì không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ vì các dự án đầu tư trong ngành điện tử đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn. Điều này cũng phản ánh tình hình thực tế của đa số các ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng để mở rộng sản xuất, thay thế trang thiết bị. Số lượng dự án đầu tư của Tổng công ty tuy nhiều nhưng số lượng dự án triển khai thực hiện rất hạn chế.

Tình hình trên đây có phần do những lý do khách quan từ quản lý vĩ mô của Nhà nước, đây là những nguyên nhân góp phần hạn chế hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trong thời gian qua vốn là ngành mà đầu tư có độ rủi ro cao (vốn lớn, sản xuất lớn, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh, xâm nhập thị trường khó) :

- Cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô hiện hành chưa tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh thực sự để buộc mọi doanh nghiệp đều phải chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ.

- Cơ chế quản lý các chương trình quốc gia hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao được thực hiện như một hình thức “giải ngân” hơn là để đạt được mục tiêu nâng cao tiềm lực công nghệ.

- Đổi mới công nghệ nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải được phép khấu hao nhanh. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có các quy định trường hợp được phép áp dụng phương thức khấu hao nhanh dẫn đến không tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của công ty điện tử và tin học Việt nam đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)