Nếu tổ chức thực hiện được một số giải pháp trên một cách nghiêm túc, đến năm 2006, thời điểm Việt Nam cam kết dỡ bỏ những rào cản về thuế quan và phi thuế quan, Việt Nam có thể cạnh tranh tham gia vào sự phân công sản xuất và kinh doanh trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu nội địa. Theo kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, nếu tích cực vận động và tự điều chỉnh phù hợp, Việt Nam cần ít nhất 10 năm để hội nhập và phát triển. Dự đoán đến năm 2015, Việt Nam có thể hội nhập hoàn toàn với khu vực và thế giới và sự hội nhập này không tách rời sự hợp tác, liên kết với các nước và đặc biệt là ASEAN.
Đặc biệt, giải pháp cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và thành lập công ty cổ phần sẽ thu hút một lượng vốn rất lớn từ dân cư và nước ngoài nếu có những chính sách điều tiết thích hợp từ phía Nhà nước.
Để có thể thực hiện được mục tiêu cuối cùng là phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, vấn đề vô
của cơ quan lãnh đạo Tổng công ty và thiện chí hợp tác từ các đơn vị thành viên. Muốn giải pháp thành công, việc xóa bỏ phát triển cục bộ và cát cứ là một điều khó khăn hiện nay trong khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường. Việc tạo công ăn việc làm và phát triển của từng doanh nghiệp trước mắt là vấn đề vô cùng quan trọng. Tổ chức lại làm thay đổi cả một suy nghĩ xói mòn là điều thực sự khó. Công việc này cần có sự cố gắng nỗ lực của mọi thành viên và sự vững vàng của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Tổng công ty.