a/ Điện tử dân dụng
Các sản phẩm điện tử dân dụng phần lớn là sản phẩm nghe nhìn như Tivi màu, đầu đĩa VCD, DVD, amly, loa… là ngành hàng chiếm vị trí quan trọng nhất của Tổng công ty, chiếm hơn 80% tổng doanh thu nhưng nó cũng là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất hiện nay trên thị trường. Thị trường điện tử dân dụng Việt Nam hầu như có sự góp mặt của hầu hết các thương hiệu mạnh của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như Sony, Panasonic, JVC, Toshiba, Samsung, LG, Philips… và điều đó cũng tạo nên một thị trường điện tử đầy sôi nổi, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Hai doanh nghiệp chủ lực đóng góp phần lớn giá trị cho Tổng công ty là Công ty Điện tử Tân Bình với sản phẩm mang thương hiệu VTB và Công ty Điện tử Biên Hoà với thương hiệu BELCO. Hai thương hiệu này đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường với thị phần Tivi màu khoảng 11%, ngoài ra còn có sản phẩm Tivi màu thương hiệu VBH (Công ty Điện tử Bình Hoà) và VTD (Công ty Điện tử Thủ Đức) chiếm khoảng 1% thị trường Tivi màu.
Ngoài Tivi màu, các sản phẩm đầu đĩa VCD, DVD của Tổng công ty có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mẫu mã mới như năm 2003 đã đưa ra thị trường 30 mẫu sản phẩm VCD, DVD mới. Đầu Video các loại chiếm khoảng 25% thị phần. Tốc độ phát triển của sản phẩm này lại cao hơn so với mức tăng trưởng của Tivi màu gần như đã bão hoà nhất là ở khu
hầu như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường hiện nay vì có giá thấp, đọc đĩa tốt. Đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển của Tổng công ty trong quá trình hội nhập.
Để tăng khả năng cạnh tranh, giảm giá thành cho các sản phẩm, các doanh nghiệp điện tử dân dụng tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị điện tử, cơ khí phục vụ cho công tác nghiên cứu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật một số phụ kiện để tăng khả năng gia công trong nước, nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm từ 35% lên 50% đối với Tivi, 50% lên 60% đối với đầu đĩa VCD, DVD. Tăng năng suất lao động 10%. Giảm giá thành 15% - 20%, góp phần tăng khả năng cạnh tranh.
Bảng 2.3: Sản lượng một số sản phẩm điện tử dân dụng từ năm 2000 – 2003
Đơn vị tính : Chiếc Năm 2000 2001 2002 2003 Tivi các loại 252.832 246.464 269.200 324.341 Trong đó: Tổng công ty 111.490 146.771 126.784 139.121 Liên doanh 141.342 99.693 142.416 185.220 Audio các loại 56.540 28.838 17.079 17.287 Trong đó: Tổng công ty 21.746 8.777 71 127 Liên doanh 34.794 20.061 17.008 17.160 Video các loại 42.234 62.053 109.488 138.304 Trong đó: Tổng công ty 27.656 51.173 105.185 131.135 Liên doanh 14.578 10.880 4.303 7.169
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam) b/ Lĩnh vực tin học
Thị trường máy tính trong nước tiếp tục mở rộng và phát triển với mức tăng hàng năm khoảng 25%, đặc biệt khu vực Nhà nước với chương trình tin học hoá quản lý hành chính. Năm 2003, tổng đầu tư cho lĩnh vực này ước khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong số 450.000 máy tính tiêu thụ năm 2003, có đến 60% là máy không tên (no name) lắp ráp theo công nghệ “tuốc nơ vít” từ các bộ linh kiện nhập của Trung Quốc và các nước trong khu vực; 20% là máy nhập nguyên chiếc từ các hãng nước ngoài; 10% là máy đã qua sử dụng được nhập về tân trang lại bán với giá rẻ và chỉ có khoảng 10% là máy tính do các nhà sản xuất có uy tín trong nước lắp ráp, có
thương hiệu với chất lượng và dịch vụ bảo hành, hậu mãi tốt, trong đó có các thương hiệu VTB, GPC, VIFCOM của các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty.
Thị phần của các loại máy tính có thương hiệu của các nhà sản xuất lớn ngày càng tăng lên. Máy tính thương hiệu Việt Nam – sản phẩm công nghiệp trọng điểm do Chính phủ giao bước đầu đã được thị trường chấp nhận. Đã có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp tin học trong Tổng công ty trong việc tiếp thị, phân phối và đưa máy tính thương hiệu Việt Nam tham gia đấu thầu các dự án tin học Nhà nước. Với đà phát triển đó và nếu Nhà nước có những chính sách trợ giúp thích hợp thì máy tính thương hiệu Việt Nam có thể tăng thị phần lên 20% vào năm 2005, trong đó sản phẩm của Tổng công ty sẽ đóng vai trò quan trọng, tạo ra bước phát triển mới cho ngành hàng sản phẩm tin học của Tổng công ty.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lĩnh vực tin học của Tổng công ty có xu hướng bị thu hẹp. Việc đầu tư và tổ chức sản xuất lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam chủ yếu tập trung tại Công ty điện tử Tân Bình nhưng năm 2003 cũng mới đạt 1.200 sản phẩm. Số lượng máy tính bán ra của tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Tổng công ty đạt 5.054 chiếc, chỉ chiếm khoảng 1% thị phần cả nước. Tổng doanh thu về tin học toàn Tổng công ty ước đạt trên 40 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng đầu tư của toàn xã hội cho lĩnh vực này.
Công nghệ phần mềm của Tổng công ty cũng rất hạn chế. Hiện chỉ có 2 thành viên hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty công nghệ thông tin Genpacific và Công ty máy tính Việt Nam 1 nhưng tiềm lực tài chính và nhân lực còn yếu, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong lĩnh vực tin học ngày càng giảm sút. Tổng công ty vẫn chưa có các Trung tâm phần mềm, Trung tâm đào tạo tin học tầm cỡ nên khả năng cạnh tranh của chúng ta rất bị hạn chế.
Với việc tham gia Hiệp định về Công nghệ thông tin ASEAN, quá trình giảm thuế sẽ diễn ra nhanh chóng và đến năm 2006, sẽ có thuế suất 0% đối với các sản phẩm công nghệ thông tin. Cùng với việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, việc bảo hộ của Nhà nước sẽ không còn nên sự tồn tại và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
cuộn cao áp, cuộn lái tia, cuộn DY... Một phần những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm điện tử sản xuất tại Việt Nam. Một phần lớn khác là để xuất khẩu. Công ty điện tử Bình Hoà là doanh nghiệp sản xuất gia công linh phụ kiện điện tử chủ yếu của Tổng công ty.
Do phụ thuộc vào thị trường gia công nước ngoài không ổn định, tăng giảm thất thường. Lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện và gia công xuất khẩu ngày càng gặp nhiều khó khăn do chịu sức ép của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc. Việc cạnh tranh về giá là nguyên nhân quan trọng nhất gây khó khăn cho các Doanh nghiệp Việt Nam. Phía đối tác hàng năm đều giảm giá ít nhất 3%, nhiều nhất có sản phẩm giảm giá tới 20%. Để khắc phục khó khăn của thị trường xuất khẩu, công ty đã đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng thị trường trong nước về nội địa hoá, trong đó có 15 loại sản phẩm đã được các công ty trong nước như công ty SONY, TECAPRO, HANEL đặt hàng.
Ngoài công ty Điện tử Bình Hoà, một số doanh nghiệp khác cũng tích cực phát triển sản xuất linh phụ kiện, làm hàng mẫu cho các công ty lớn ở Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu về sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện tiếp tục được hoàn thành để đưa vào sản xuất. Tuy vậy, ngành hàng này còn có nhiều khó khăn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước như : có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, thiết kế và sản xuất linh phụ kiện; đưa sản phẩm linh phụ kiện điện tử và công nghệ thông tin vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm để phục vụ việc nội địa hoá các sản phẩm điện tử tin học.
d/ Lĩnh vực điện tử chuyên dụng
Đây là lĩnh vực có thị trường lớn, nhiều tiềm năng nhưng tiềm lực của Tổng công ty còn nhỏ bé và rất hạn chế. Muốn phát triển lĩnh vực này phải đầu tư lớn cả về thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng lẫn đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao nhưng lại thu hồi vốn chậm và phải cạnh tranh rất gay gắt với các hãng nước ngoài. Do lực lượng mỏng (chỉ có 3 thành viên trong lĩnh vực này là Công ty điện tử Công nghiệp, Công ty điện tử công trình, Công ty Dịch vụ điện tử 2), lại ít vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém nên các doanh nghiệp thành viên này của Tổng công ty chưa đảm nhận được việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao cho các hãng nước ngoài. Do đó lĩnh vực này cần có một định hướng hợp lý và được đầu tư thích
đáng về vốn, công nghệ và nhân lực thì mới có khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Trong những năm qua thị trường điện tử công nghiệp, tự động hoá và thiết bị y tế đang phát triển mạnh và nhu cầu cao. Với tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp, các nhà máy và công trình công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều, bên cạnh đó sự tiến bộ về công nghệ đòi hỏi những nhà máy, công trình công nghiệp đã có phải nhanh chóng đổi mới, cải tiến thiết bị sản xuất đã mở ra một thị trường lớn, đầy tiềm năng cho lĩnh vực điện tử công nghiệp và tự động hoá. Tháng 10/2002 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 – 2010, trong đó có một chỉ tiêu rất quan trọng là đến năm 2005 các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất được 40% trang thiết bị y tế thông dụng. Hiện nay, cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế, sản phẩm chủ yếu là các trang thiết bị y tế đơn giản như giường bệnh, tủ thuốc, xe đẩy, panh, dao kéo,… và chỉ chiếm khoảng 20% trang thiết bị y tế thông dụng. Để thực chỉ tiêu trên các doanh nghiệp phải tăng sản lượng lên gấp đôi và ngoài các sản phẩm đơn giản phải sản xuất những sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, tin học như X-quang, máy điện tim, máy siêu âm, máy thở nhân tạo, máy monitoring theo dõi bệnh nhân mở ra triển vọng to lớn cho ngành hàng này của Tổng công ty.