Tính khả thi của sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản phẩm ba trong một SPI cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phước Kiến (Trang 53 - 54)

Qua phân tích môi trường marketing ta thấy với yếu tố kinh tế thì ngân hàng có được lợi thế là nhờ vào các chính sách của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát để phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật đã tạo cho ngân hàng những thuận lợi trong việc cạnh tranh công bằng với các đối thủ của mình. Ngân hàng có thể tạo ra những nét độc đáo riêng vượt trội các đối thủ của mình nhằm chiếm vị

trí hàng đầu về sản phẩm mới này.

Ngoài ra có thể thấy được nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên, phong cách sống của người dân thay đổi dần, đặc biệt là xu hướng không còn sử dụng tiền mặt để thanh toán mà đã được thay thế bằng các thẻ thanh toán và lúc này ngân hàng sẽ làm nhiệm vụ

chi trả cho các khách hàng bằng cách chuyển khoản. Chính cơ hội mà các yếu tố văn hóa-xã hội này đã tạo cho khách hàng có nhu cầu nhiều hơn về các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời cũng giúp ngân hàng đa dạng hóa nhiều sản phẩm tăng cường năng lực cạnh tranh với các ngân hàng ngoại. Thêm vào đó do thu nhập của người dân được cải thiện cho nên họ có nhu cầu tiết kiệm để tiền của mình sinh lời thêm nữa hoặc là họ có nhu cầu về thanh toán an toàn, nhanh chóng, thuận tiện hơn cho số tiền của mình cho nên việc thiết kế sản phẩm tiền gửi tiết kiệm-chi tiêu đã xuất hiện nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và mang lại cho khách hàng giá trị gia tăng nhiều nhất. Và yếu tố công nghệ cũng đem lại cho ngân hàng cơ hội lớn do ngân hàng mẹ đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại cho nên ngân hàng Phước Kiển có thể tận dụng điểm mạnh này để từ đó thiết kế các tính năng cho sản phẩm mới tốt hơn, phù hợp với công nghệ

hiện có của ngân hàng mẹ.

Xét về môi trường vi mô, ta thấy được sản phẩm mới của ngân hàng có nhiều đối thủ

cạnh tranh, nhưng do sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh hiện nay có nhiều hạn chế nên đó sẽ là cơ hội cho ngân hàng thiết kế sản phẩm của mình được tốt hơn, tiện lợi hơn. Đối với sản phẩm E-Savings của VIBank thì sản phẩm được ứng dụng bởi công nghệ hiện đại nhưng sản phẩm của ngân hàng vẫn không tạo cho khách hàng cảm nhận khả năng sinh lợi được trên tài khoản vì VIBank chỉ áp dụng tài khoản tiền gửi không kỳ

hạn cho sản phẩm E-Savings. Còn đối với sản phẩm tiền gửi thanh toán của ngân hàng

Đông Á thì khách hàng phải đến ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền thì ngân hàng mới tiến hành chuyển tiền cho khách hàng do đó có thể thấy được sản phẩm của ngân hàng Đông Á còn mang tính truyền thống. Sau khi tìm hiểu về các đối thủ thì nhận thấy

được khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm mới của ngân hàng Phước Kiển trong tương lai đã khiến cho ngân hàng càng có niềm tin nhiều hơn cho sản phẩm của mình.

Riêng về các đối thủ tiềm ẩn thì ngân hàng Phước Kiển tin chắc thế mạnh về thương hiệu của mình có thể lấn áp được các đối thủ tiềm ẩn khi các đối thủ gia nhập vào sản

phẩm mới này, hay là cho ra mắt thị trường sản phẩm mới với tính năng công dụng vượt trội hơn.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thị trường (biểu đồ 5.11-Phụ lục) ta thấy có 74% khách hàng muốn được cung cấp sản phẩm tiết kiệm-tiêu dùng và có 26% khách hàng không muốn. Thêm vào đó qua khảo sát (biểu đồ 5.12-Phụ lục) ta thấy có 76% khách hàng chấp nhận dùng thử sản phẩm của ngân hàng và 24% khách hàng không chấp nhận dùng thử. Với kết quả này có thể thấy được khách hàng rất mong muốn về sản phẩm này, và chấp nhận dùng thử sản phẩm này, điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng được biết thêm nhiều thông tin từ khách hàng về sản phẩm mới, về mong muốn được cung

ứng sản phẩm mới và sử dụng sản phẩm mới. Nhìn chung thông tin thu được từ khách hàng đều thấy được khách hàng có nhu cầu về sản phẩm tiết kiệm-chi tiêu, và đây sẽ là cơ hội để ngân hàng có thể hình thành ý tưởng, sau đó tiến hành thiết kế sản phẩm mới của mình.

Thêm vào đó qua nghiên cứu thị trường ta thấy khách hàng chỉ hiểu về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm-chi tiêu là sản phẩm có lãi suất cao, dễ thanh toán, và khách hàng mong muốn được đáp ứng về sản phẩm này. Dựa trên những nhu cầu này của khách hàng, ngân hàng đã thiết kế sản phẩm tiền gửi tiết kiệm-chi tiêu với nhiều tính năng hơn chẳng hạn ngoài trừ sản phẩm của ngân hàng có khả năng thanh toán an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và có khả năng tiết kiệm được với lãi suất cạnh tranh thì với sản phẩm này ngân hàng còn được tận hưởng những cái riêng của sản phẩm như: chi tiêu vượt mức số

dư trên tài khoản, ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền của khách hàng sang tiền gửi 1 tháng nếu khách hàng không đăng ký kỳ hạn với ngân hàng, kết nối với tiền lương (nếu có) nhằm làm cho khách hàng được sinh lời nhiều hơn trên tài khoản của mình…, vì thế

khi sử dụng sản phẩm mới của ngân hàng thì khách hàng sẽ thấy được ngân hàng luôn

đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và giúp cho khách hàng hưởng được nhiều giá trị

gia tăng hơn, ngoài sức mong đợi của khách hàng cộng thêm sự phục vụ chu đáo của nhân viên, khả năng quan tâm khách hàng cao sẽ làm cho sản phẩm ngày hoàn thiện hơn. Chính khả năng đáp ứng của khách hàng cao hơn, vượt mức mong đợi của khách hàng đây sẽ là cơ hội lớn giúp cho ngân hàng có được tự tin khi tiến hành thiết kế sản phẩm dựa trên những yếu tố khác biệt này.

Một trong những cơ hội tiếp theo cho ngân hàng trong việc hình thành ý tưởng sản phẩm mới là quy mô hoạt động của ngân hàng đang dần dần được mở rộng, hoạt động kinh doanh sẽ phát triển hơn, đây là một cơ hội lớn cho sự xuất hiện sản phẩm mới của ngân hàng. Sự có mặt của sản phẩm mới sẽ tương xứng hơn với quy mô của ngân hàng lúc này và cũng giúp ngân hàng có sản phẩm mới ra mắt khách hàng.

Tóm lại: Những thuận lợi mà môi trường marketing mang lại sẽ giúp ngân hàng có thể thấy được tính khả thi của sản phẩm mới trước khi ngân hàng tiến hành thiết kế và cung

ứng cho thị trường. Với tính khả thi này sẽ giúp ngân hàng có những quyết định tốt hơn trong việc có nên cung cấp sản phẩm mới hay không. Và việc thiết kế sản phẩm như thế

nào được xem là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản phẩm ba trong một SPI cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phước Kiến (Trang 53 - 54)