Môi trường Marketing

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản phẩm ba trong một SPI cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phước Kiến (Trang 40)

5.2.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến ngân hàng nhưng ngân hàng hầu như không kiểm soát được mà phải phụ thuộc vào nó. Việc phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp ngân hàng thấy được những cơ hội và mối đe dọa quan trọng mà ngân hàng gặp phải, từ đó có thểđánh giá được nhu cầu sản phẩm mới của ngân hàng trên thị trường.

5.2.1.1 Kinh tế

Nhìn chung tổng thể nền kinh tế năm 2008 vừa qua thì Việt Nam suy giảm nhiều do chịu

ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trong đó hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự suy giảm này bởi vì ngân hàng là chỗ cung cấp vốn và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên theo dựđoán của các chuyên gia kinh tế thì trong năm 2009, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục kịp. Đây sẽ là thách thức lớn cho ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm mới. Chính sự suy giảm của nền kinh tế sẽ dẫn đến lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, lúc này nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm trên thị trường giảm dần vì thế

việc xuất hiện sản phẩm mới của ngân hàng sẽ không được khách hàng quan tâm nhiều. Thêm vào đó năm 2008 vừa qua thì chính cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cũng đã ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn tài chính của một số ngân hàng thương mại và có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi bởi vì nguyên nhân người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi nhưng giải pháp của chính phủ để khôi phục nền kinh tế bằng cách cung cấp vốn để các ngân hàng thương mại có thể

thanh toán. Tuy vấn đề tài chính được giải quyết nhưng ngân hàng được cung cấp vốn từ

ngân hàng nhà nước chủ yếu là để hỗ trợ thanh toán còn việc phát triển sản phẩm mới của ngân hàng vẫn cần phải được xem xét và đầu tư đúng mức nhất là trong giai đoạn

Bên cạnh đó có thể thấy ở một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hoặc một quốc gia có ngành ngân hàng phát triển (như Thuỵ Sỹ, Singapore...) thì doanh số hoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm từ 5 đến 15% GDP (tổng chênh lệch thu – chi ròng các hoạt

động dịch vụ ngân hàng) và số lượng lao động tham gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng chiếm từ 3 đến 5% tổng số người ởđộ tuổi lao động xã hội. Ở Việt Nam, tại thời

điểm hiện nay, các con số trên lần lượt là khoảng 2,5% và 0,25%. Như vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam đang tiềm tàng một tiềm năng phát triển rất lớn. Tiềm năng phát triển của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sẽ thu hút sự gia nhập ngành của các ngân hàng ngoại trên thị trường này. Nguyên nhân này sẽ kích thích ngân hàng trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Sự xuất hiện sản phẩm mới của ngân hàng sẽ là thuận lợi giúp ngân hàng khẳng định lại thế mạnh của mình và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Ngoài ra cũng trong năm 2008 vừa qua, tỷ lệ lạm phát ở mức cao và để hạn chếđiều này chính phủ đã cho áp dụng mức lãi suất cao lên tới 19% hay 20% nhằm khuyến khích người dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng để giảm bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường. Chính điều này là cơ hội để ngân hàng đưa ra sản phẩm mới đặc biệt là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất cao nhằm thu hút khách hàng.

Nhìn chung, yếu tố kinh tế vừa mang đến cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức cho ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm mới. Thách thức lớn nhất là sự suy giảm nền kinh tế sẽ làm cho lạm phát tăng, nhu cầu hàng hóa của khách hàng trên thị trường giảm, tài chính của ngân hàng gặp khó khăn. Nhưng để vượt qua khó khăn này thì chính phủ cũng đưa ra chính sách tăng lãi suất. Vì thế có thể thấy được bên cạnh thách thức mà môi trường vĩ mô mang đến gây khó khăn cho việc phát triển sản phẩm mới của ngân hàng thì cũng hé mở một cơ hội giúp ngân hàng dễ dàng thực hiện thương mại hóa sản phẩm tiền gửi tiết kiệm-chi tiêu mới.

5.2.1.2 Pháp lý

Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước, khuôn khổ pháp lý sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thị phần của ngân hàng thương mại nhà nước có thể giảm và nhường chỗ cho các nhóm ngân hàng khác, nhất là tại các thành phố và khu đô thị lớn. Vì vậy khung pháp lý vẫn tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trước hết là những hiệp định đã ký kết,đồng thời, tiếp tục sửa đổi hai Luật về

ngân hàng và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Mục đích của việc sửa đổi các văn bản luật chủ yếu nhằm tạo nên tính minh bạch và dễ thực hiện hơn.

Với khung pháp lý ngày càng minh bạch có thể sẽ là cơ hội và cũng có thể tạo ra nhiều thách thức cho các ngân hàng trong nước. Sự hoàn thiện này nhằm khuyến khích các ngân hàng tăng cường khả năng phát triển vả lại cũng tạo một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng ngoại tại thị trường Việt Nam. Chính điều này sẽ giúp cho sản phẩm tiền gửi mới của ngân hàng được cạnh tranh công bằng hơn so với các đối thủ của mình. Với sản phẩm mới, ngân hàng sẽ tạo nên sự khác biệt và làm nên thương hiệu sản phẩm mới cho ngân hàng.

Bên cạnh những thuận lợi của việc cải cách hệ thống pháp luật thì cũng tạo cho ngân hàng những thách thức đó là những thế mạnh của các ngân hàng nội do chính phủ bảo hộ sẽ bị mất dần theo tiến trình cam kết và thay vào đó là sự cạnh tranh công bằng trong hệ thống ngân hàng, chính sự cạnh tranh công bằng này sẽ làm cho khách hàng tận hưởng được những dịch vụ hoàn thiện nhất, cuộc sống người dân sẽđược cải thiện đồng thời cũng giúp thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trở ngại lớn nhất của ngân hàng chính là sự xâm nhập của các ngân hàng ngoại vào thị trường Việt Nam, những ngân hàng ngoại đều là những ngân hàng mạnh về tài chính, công nghệ hiện đại, sản phẩm đa dạng với các tín năng vượt bậc đem lại giá trị gia tăng cao cho khách hàng. Sự thách thức này sẽ làm cho sản phẩm mới của ngân hàng bịđè bẹp bởi các sản phẩm thay thế của các ngân hàng ngoại.

Tóm lại: Yếu tố pháp lý cũng vừa mang đến cơ hội cũng vừa mang đến thách thức cho việc phát triển sản phẩm mới của ngân hàng. Nhưng do là ngân hàng nội nên Phước Kiển có thể hiểu rõ hơn tập quán, nhu cầu cũng như phong cách sống của người dân nơi

đây vì thế thách thức lớn từ ngân hàng ngoại không trở thành mối lo ngại lớn nhất trong quá trình thiết kế và cung ứng sản phẩm mới của ngân hàng. Thêm vào đó ngân hàng tận dụng được cơ hội khuyến khích cạnh tranh công bằng của chính phủ nhằm làm cho sản phẩm mới của mình có nét riêng, độc đáo hơn các đối thủ cạnh tranh để có thể chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường.

5.2.1.3 Văn hóa-xã hội

Việt Nam với dân số khoảng 86 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị

trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại, thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của các loại hình doanh nghiệp.

Hiện nay thu nhập của người dân xã Phước Kiển đặc biệt là CBCNVC cũng đang dần dần tăng lên (qua khảo sát 50 người CBCNVC thì thấy được những người có thu nhập từ

2-4 triệu chiếm khoàng 58% và những người có thu nhập từ trên 4 triệu chiếm khoảng 42%, điều này có thể thấy được khoảng cách giữa hai mức thu nhập này cũng không xa và dần dần mức thu nhập trên 4 triệu sẽ chiếm nhiều hơn do chịu ảnh hưởng theo xu hướng phát triển chung của xã hội). Với kết quả này có thể thấy được mức thu nhập của CBCNVC Phước Kiển ngày càng tăng, nhưng khi thu nhập của CBCNVC Phước Kiển

được cải thiện thì lúc đó nhu cầu chi tiêu của họ cũng tăng theo. Chính nguyên nhân này sẽ làm cho CBCNVC Phước Kiển vừa có nhu cầu về tiết kiệm lại vừa có nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, dễ dàng, điều này sẽ là cơ hội cho sự xuất hiện của sản phẩm tiết kiệm-chi tiêu trên thị trường

Hiện nay, phong cách sống của người dân cũng đang dần được thay đổi cho phù hợp với xu hướng của xã hội. Đặc biệt, theo thống kê gần đây thì thói quen mua sắm hiện đại của người Việt Nam tăng từ 9% (năm 2005) lên 14% vào năm 2007 và dự kiến là 24% vào năm 2010. Với số liệu thống kê này có thể thấy được nhu cầu mua sắm của khách hàng

đã chuyển đổi sang các hình thức mới-hình thức dịch vụ. Thêm vào đó do Việt Nam

đang trong giai đoạn hậu WTO cho nên nhu cầu của người dân đã tăng dần, lối sống hiện đại đang xâm nhập vào từng con người, và một trong những biểu hiện của phong cách sống hiện nay được thể hiện thông qua việc các sản phẩm hữu hình đang dần dần

được thay thế bởi các sản phẩm dịch vụđạt chất lượng cao. Chính nguyên nhân này sẽ là cơ hội để ngân hàng không ngừng đa dạng hóa sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ dựa trên nhu cầu của khách hàng. Tận dụng được thuận lợi này ngân hàng tiến hành thiết kế sản phẩm mới tiện lợi, đa năng, dễ sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra qua khảo sát thông tin từ thị trường (biểu đồ 5.1-Phụ lục) thì có thể thấy được

đa phần các khách hàng đến giao dịch với ngân hàng chủ yếu thông qua sản phẩm tiền gửi (chiếm 44%), kếđến là thẻ (chiếm 42%), và cuối cùng và vay vốn (chiếm 14%). Với thông tin này thì có thể thấy thêm cơ hội lớn cho sản phẩm tiền gửi của ngân hàng, và càng khuyến khích nhiều hơn sự có mặt của sản phẩm này trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: yếu tố văn hóa-xã hội đem lại nhiều thuận lợi có tác động đến nhu cầu về sản phẩm tiền gửi mới của ngân hàng trên thị trường theo hướng tích cực. Đây được là nền tảng để ngân hàng thiết kế sản phẩm mới.

5.2.1.4 Công nghệ

Xu hướng công nghệ đang ngày càng mở rộng, nhiều phần mềm kế toán quốc tế cũng

được ứng dụng, ngoài ra trình độ của con người dần dần được nâng cao, tri thức đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong xã hội hiện đại do đó nhu cầu của con người cũng phải cao hơn cho phù hợp với sự phát triển này.

Nắm bắt theo xu hướng hiện đại thì Agribank không ngừng cải thiện công nghệ ứng dụng cho hoạt động ngân hàng. Nhằm rút ngắn nhiều quy trình khi khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trước hết là sự xuất hiện của máy ATM, đó là bằng chứng của sự tiến bộ. Tiếp đến là các máy tính tiền POS được đặt ở nhiều nơi trong cửa hàng, siêu thịđể dễ dàng trong việc thanh toán.

Bên cạnh đó ngân hàng còn sử dụng hệ thống chuyển mạch Banknetvn nhằm giúp khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ nơi đâu bởi máy ATM của nhiều ngân hàng khác hiện là thành viên của Banknetvn. Ngoài ra ngân hàng còn ứng dụng IPCAS nhằm tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát của Trung tâm điều hành trên mọi phương diện hoạt động như quản lý vốn, quản lý cho vay, khả năng thanh khoản,...và khả năng quản lý đầy đủ, chặt chẽ các quá trình nghiệp vụ, đánh giá tức thời kết quả

kinh doanh từng chi nhánh cũng như toàn hệ thống, quản lý có hiệu quả rủi ro trong kinh doanh.

Với những công nghệ hiện tại mà ngân hàng đang ứng dụng rất dễ dàng cho ngân hàng phát triển sản phẩm tiền gửi mới. Đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng, dễ thực hiện, và có thể thanh toán ở nhiều nơi bởi vì hệ thống thanh toán của ngân hàng được đặt rộng khắp. Đây là cơ hội thuận lợi cho ngân hàng khi quyết định thiết kế

sản phẩm có liên quan đến tiền gửi thanh toán.

5.2.2 Môi trường vi mô

Chúng tôi đã tiến hành phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngân hàng, trong phần này chúng tôi sẽ tiến hành phân tích môi trường vi mô ảnh hưởng đến việc thiết kế

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường vi mô là nội dung cực kỳ quan trọng trong quá trình phân tích khả năng kinh doanh của ngân hàng. Do môi trường vi mô quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh trong ngành đồng thời cũng cho biết được khả năng hoạt

động của ngân hàng hiện nay nhằm giúp ngân hàng có cái nhìn chính xác hơn trong việc triển khai kinh doanh sản phẩm mới.

5.2.2.1 Đối thủ

Việc xác định đối thủ nhằm giúp cho ngân hàng có một biện pháp ngăn ngừa mọi rủi ro khi ngân hàng tiến hành kinh doanh sản phẩm mới. Đối với sản phẩm mới của ngân hàng Phước Kiển thì ngân hàng phải có các đối thủ là đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm

ẩn. Các đối thủ này sẽđược ngân hàng tìm hiểu và tiến hành phân tích.

™ Đối thủ cạnh tranh

Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là loại áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp tới sự

tồn tại và phát triển của tất cả các ngân hàng.

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng xuất hiện trên thị trường chẳng hạn như Agribank, Sacombank, Vietcombank, ngân hàng ACB, Vietinbank, VIBank, ANZ, HSBC…, mỗi ngân hàng lại cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Nguyên nhân chính của việc đa dạng hóa các sản phẩm mới nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và làm tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

Do là một ngân hàng có bề dày kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và ưu thế của một ngân hàng lớn, có thể nói NHNo&PTNT là một ngân hàng có quy mô lớn và có hệ thống chi nhánh rộng khắp. Tận dụng lợi thế này, ngân hàng không ngừng tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu dựa trên nhu cầu của khách hàng để thiết kế và gần đây do thấy

được nhu cầu thị trường về một sản phẩm mới nên NHNo&PTNT Phước Kiển đã tiến hành thiết kế một sản phẩm tiền gửi mới dành riêng cho đối tượng khách hàng là CBCNVC. Sản phẩm mới của NHNo&PTNT Phước Kiển được thiết kế gần giống như

sản phẩm E- Savings của VIBank và tài khoản thanh toán của Đông Á bank. Cho nên có thể xem hai ngân hàng này là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của NHNo&PTNT Phước Kiển khi ngân hàng Phước Kiển quyết định cho ra mắt sản phẩm này.

¾ Ngân hàng VIBank

VIBank là ngân hàng quốc tế, dù mới được thành lập nhưng ngân hàng phát triển mạnh nhằm theo đuổi các ngân hàng đi trước, những ngân hàng có bề dày kinh nghiệm, có quy mô lớn và thương hiệu mạnh. Định hướng của ngân hàng VIBank là trở thành ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại tốt nhất Việt Nam. Để thực hiện được điều này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, cung cấp tốt chất lượng dịch vụ, làm cho khách hàng cảm nhận được giá trị gia tăng của sản phẩm qua đó cũng giúp khách

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản phẩm ba trong một SPI cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phước Kiến (Trang 40)