Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng tôn giáo trọng điểm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 83 - 89)

lượng chính trị trong các vùng tôn giáo trọng điểm

Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (khóa VI) đã khẳng định rằng nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với con người. Bác Hồ cũng đã nói: "Dễ mười phần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Điều đó có nghĩa là, quần chúng nhân dân lao động có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, quyết định sự thành, bại của cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước. Vì vậy, công tác vận động quần chúng phải được đặt lên hàng đầu.

Tuyệt đại đa số quần chúng tín đồ tôn giáo ở Lâm Đồng là nhân lao động, có tinh thần yêu nước, nhưng do bị bọn phản động, phần tử xấu tuyên truyền lừa bịp, xuyên tạc nên có một bộ phận tín đồ cho rằng Cộng sản cấm đạo; số này trở thành cuồng tín, dễ bị kích động lôi kéo vào các hoạt động chống chính quyền. Vì vậy, yêu cầu của công tác vận động quần chúng là làm cho quần chúng tín đồ tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, để từ đó họ hăng hái thực hiện các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết tâm tham gia công cuộc đổi mới do Đảng bộ và chính quyền địa phương lãnh đạo. thấy được âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.

Trong công tác vận động quần chúng, phải chú ý khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân của quần chúng. Do đó, phải tin tưởng vào lòng yêu nước của quần chúng, không thành kiến và phải phân biệt rõ những người do tư tưởng lạc hậu, cuồng tín mà câu kết với các phần tử phản động cố tình chống đối.

Trong công tác vận động quần chúng, cần tranh thủ hàng ngũ chức sắc. Đây là đội ngũ giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống đạo của các tôn giáo. Làm tốt công tác tranh thủ chức sắc là biện pháp rất quan trọng trong việc hướng lái đường hướng hoạt động của các tôn giáo trong giải quyết các vụ, việc phức tạp liên quan đến tôn giáo. Làm tốt công tác tranh thủ chức sắc còn có tác dụng thiết thực trong công tác nắm tín đồ.

Vì vậy, phải tập trung bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, hướng dẫn cho mọi chức sắc biết và hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước. Công tác đối với chức sắc cần phải thực hiện phương châm: "Gần - Hiểu - Cảm hóa - Bồi dưỡng và Sử dụng". Lôi kéo họ về với cách mạng, không được đẩy chức sắc về phía bên kia để kẻ thù lôi kéo, lợi dụng nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị phản động.

Hiện nay, hàng ngũ chức sắc ở Lâm Đồng đã phân hóa thành ba loại: loại tiến bộ, loại lưng chừng và loại cực đoan có thái độ xấu. Trên cơ sở xác định đúng thái độ chính trị của từng loại mà có đối sách thích hợp. Nhìn chung, công tác tranh thủ các chức sắc tập trung ở các điểm sau đây:

và thực hành tốt các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho đúng quy định của pháp luật. Bảo vệ họ, không để kẻ xấu khống chế, đả kích, cô lập, ly gián họ với tín đồ. Tuy nhiên, phải cảnh giác với các phần tử cơ hội, giả danh tiến bộ.

+ Đối với chức sắc cực đoan: Phải đi sâu nắm chắc đối tượng cụ thể để có sự phân biệt chức sắc lạc hậu về chính trị. Nghiên cứu kỹ để có kế hoạch đối phó với hành động từng người, tập trung các biện pháp nhằm cô lập, phân hóa học trong hàng ngũ chức sắc và với giáo dân. Phát động tín đồ đấu tranh gây dư luận lên án, phê phán, kết hợp với sự trấn áp và răn đe của chính quyền. Xử lý thích đáng những người ngoan cố và làm cho quần chúng hiểu để đấu tranh với các phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo nhằm thực hiện mưu đồ chính trị xấu.

+ Đối với chức sắc lưng chừng: tùy theo tình hình và khả năng cụ thể mà cấp ủy và chính quyền huyện, xã, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiến hành các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định pháp luật. Chú trọng việc tiếp cận, lôi kéo, cảm hóa nhằm nâng cao nhận thức của họ về tính đúng đắn trong đường lối, chủ trương của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo. Đối với họ, nên trân trọng đúng mức, tốt nhất là thông qua tín đồ có uy tín trong địa phương để gần gũi, giúp đỡ và cảm hóa họ.

Muốn làm tốt công tác này, trước hết cấp ủy, chính quyền phải quan tâm đúng mức, đầu tư sự chỉ đạo và tạo điều kiện vật chất cần thiết. Điều quan trọng là phải có sự thống nhất, phối - kết hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan. Tránh tình trạng cùng một con người, nhưng ngành này coi là đối tượng tranh thủ, ngành khác lại coi là đối tượng đấu tranh.

Để làm tốt công tác vận động quần chúng, Đảng bộ và chính quyền địa phương phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi thiết thực khác của quần chúng, động viên quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, trọng tâm phát triển kinh tế, quan tâm tới những gia đình khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện về

vốn, hướng dẫn họ làm VAC, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, phải tôn trọng đời sống tín ngưỡng của quần chúng. Có như vậy, quần chúng tín đồ các tôn giáo mới yên tâm, tin tưởng tham gia các phong trào ở địa phương.

Làm tốt công tác tuyên truyền trong quần chúng bằng các hình thức phù hợp, đa dạng và phong phú. Tiến hành các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước thông qua chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc của đài phát thanh và truyền hình. Kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, sống "Tốt đời, đẹp đạo".

Trong tuyên truyền phải biết đề cao những thắng lợi, những khởi sắc trong công cuộc đổi mới quê hương, chú trọng động viên mặt tích cực của giáo dân, tập trung tuyên truyền giáo dục những người chậm tiến; phải kiên trì, thuyết phục có lý, có tình; tránh lời nói, việc làm xúc phạm đến tình cảm tôn giáo.

Vận động tập hợp quần chúng vào các tổ chức cách mạng, không để cho quần chúng bị lôi kéo vào các hội đoàn Công giáo và các tổ chức bất hợp pháp.

Công tác vận động thanh, thiếu niên là cực kỳ quan trọng, vì nó có tác dụng trước mắt và lâu dài. Đảng phải nắm chắc được lớp trẻ, dìu dắt họ tiến bộ về tư tưởng, giúp họ vươn lên trở thành lực lượng tiên phong trong mọi phong trào của địa phương.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phải tổ chức cho thanh, thiếu niên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao ở địa phương. Đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ với các ngành văn hóa thông tin, giáo dục để tăng cường các hoạt động xóa mù chữ, mở lớp học tình thương, mở rộng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân tộc, các trò chơi phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên... để thu hút họ vào tổ chức.

Phụ nữ các tôn giáo thường học thấp, ít được hội họp, nhưng họ là những người có ảnh hưởng quan trọng trong gia đình. Vì vậy, yêu cầu của công tác vận động là làm cho chị em tích cực lao động sản xuất, tham gia phong trào "xóa đói giảm nghèo", "sinh đẻ có kế hoạch" thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới. Để đạt được yêu cầu trên, trước hết phải chăm lo quyền lợi thiết thực của chị em, tạo điều kiện cho chị em được bình đẳng trong công việc, trong sinh hoạt chính trị - xã hội; phải chú ý đào tạo cán bộ nữ trong vùng giáo; giúp họ khắc phục khó khăn, bồi dưỡng, dìu dắt để họ yên tâm công tác.

Công tác phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng.

Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới đã khẳng định: "Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tín đồ". Để làm tốt công tác này cần phải xây dựng lực lượng chính trị mà trước hết là công tác xây dựng đảng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, thường xuyên và lâu dài.

Trước hết cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối tượng đảng là người có đạo. Đối tượng được quan tâm trước hết là các chức danh chủ chốt ở cơ sở (chính quyền, đoàn thể), quần chúng có uy tín với đồng bào theo đạo, lực lượng thanh niên có văn hóa chuyên môn khá; chú trọng các địa bàn trọng điểm về tôn giáo, những thôn, buôn, khu phố, trường học chưa có đảng viên.

Trong công tác phát triển đảng tránh tình trạng chạy theo số lượng, phải chú ý đến chất lượng đảng viên. Sau khi kết nạp quần chúng vào Đảng, tổ chức cơ sở đảng phải phân công cho đảng viên bồi dưỡng nâng cao nhận thức, quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị; nhận thức tốt chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho họ [38, tr. 13]. Đảm bảo cho quần chúng sau khi được vào Đảng vẫn tham gia sinh hoạt tôn giáo ở mức độ cần thiết.

Các cấp ủy đảng cần tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Chú trọng đào tạo đảng viên người dân tộc thiểu số có đạo, có uy tín với đồng bào có đạo để làm tốt công tác dân vận, tôn giáo. Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn phải nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện ở cơ sở. Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững nề nếp, chế độ sinh hoạt của tổ chức đảng. Thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi ủy, chi bộ; nâng cao tính giáo dục, tính chiến đấu và tính lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng và thực hiện tốt nội dung, quy chế của tổ chức cơ sở đảng đề ra.

Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Bởi vì chi bộ là tế bào, đơn vị chiến đấu cơ bản, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Chất lượng của tổ chức cơ sở đảng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng chi bộ. Các chi bộ duy trì nề nếp sinh hoạt, thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình, kiểm tra nhiệm vụ đã phân công cho đảng viên. Trong nội dung sinh hoạt cần quán triệt đầy đủ và cặn kẽ các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các mặt kinh tế - xã hội nói chung và tôn giáo nói riêng.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ đảng viên về mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo. Hơn nữa, đảng viên gốc đạo phải được giáo dục, học tập những kiến thức cơ bản về thế giới quan duy vật và phương pháp duy vật biện chứng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về tôn giáo. Đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của người đảng viên Cộng sản với nhu cầu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của họ.

Đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng cốt cán

chức sắc tiến bộ có chiều hướng giảm hoặc không phát huy được vai trò, tác dụng; trong khi đó, do trong thời gian qua công tác xây dựng lực lượng cốt cán chưa được quan tâm đúng mức, nên đội ngũ cán bộ cốt cán mới còn rất mỏng. Bởi vậy, việc chăm lo xây dựng đội ngũ cốt cán làm nòng cốt trong các phong trào cách mạng ở địa phương có nhiều giáo dân trở thành vấn đề cấp bách. Trước mắt, cần tăng cường củng cố lực lượng cốt cán đã có; cần có kế hoạch tạo nguồn để phát triển lâu dài đội ngũ cốt cán mới ở những địa bàn trọng điểm tôn giáo. Cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, hiểu biết các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đội ngũ cốt cán; cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với lực lượng này.

Qua trình bày trên cho thấy, để xây dựng một lực lượng chính trị vững mạnh trong các vùng tôn giáo, cần tăng cường công tác xây dựng Đảng nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, đảng viên gốc giáo đông về số lượng và có chất lượng cao; củng cố các đoàn thể quần chúng nhằm tập hợp, thu hút đồng bào tôn giáo tham gia các phong trào cách mạng, phát triển đội ngũ cốt cán là tín đồ, chức sắc để nắm sâu hơn và chắc hơn quần chúng có đạo.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 83 - 89)