thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tôn giáo; mặt khác, phải làm nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến để các tôn giáo thực hiện quy định của Nhà nước về vấn đề này; đảm bảo quản lý hoạt động của các tôn giáo theo đúng pháp luật của Nhà nước.
3.2.1.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Để bổ sung lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo cũng như trang bị kiến thức tôn giáo cho đội ngũ này, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tôn giáo của Chính phủ và một số trường đại học khác mở hệ đào tạo cử nhân, cao học chuyên ngành tôn giáo; biên soạn giáo trình để phục vụ cho công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đầu tư kinh phí cho các công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo ở cấp Nhà nước cũng như cấp tỉnh.
3.2.2. ở cấp tỉnh và cơ sở thuộc tỉnh
3.2.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, củng cố bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo tôn giáo
Đảng ta luôn luôn coi trọng việc phát triển đội ngũ cán bộ và xem đó là một nhân tố quyết định. Xuất phát từ nhận thức về thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta vừa qua, về yêu cầu của việc đảm bảo chính sách đó ở thời kỳ phát triển mới, Đảng ta đã xem đổi mới một cách căn bản và toàn diện đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo là một vấn đề cấp bách. Đối với Lâm Đồng, vấn đề này lại càng rõ.
ở Lâm Đồng, đội ngũ chức sắc, nhà tu hành có 883 người. Hầu hết họ được các Giáo hội bồi dưỡng, đào tạo khá cơ bản, có hệ thống và thường xuyên. Trong đó, số người có trình độ đại học khá đông. Bên cạnh việc đào tạo ban đầu, việc đào tạo lại các chức sắc cũng được tiến hành đều đặn hàng năm qua các kỳ an cư kiết hạ của Phật giáo, các kỳ tĩnh tâm của Công giáo và các kỳ bồi linh của hội thánh Tin lành. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo khá đông, có trình độ học vấn và trình độ thần học tương đối cao, có năng lực tổ chức điều hành với một đạo hạnh cá nhân tương xứng. Vì thế, đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước cũng phải có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn phong phú, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức và uy tín cá nhân cao.
Để đào tạo, xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với tôn giáo cần tập trung vào một số vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, cần tiến hành phân loại đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể; cần có căn cứ định rõ tiêu chuẩn đối với mỗi loại cán bộ.
Việc phân loại cán bộ làm công tác tôn giáo có thể tiến hành theo những cơ sở khác nhau. Chẳng hạn, phân loại theo tính chất chức năng, chuyên môn của nhiệm vụ. Từ đó, có loại cán bộ của Đảng, cán bộ nghiên cứu giảng dạy, cán bộ trực tiếp quản lý nhà nước đối với tôn giáo, cán bộ công an, cán bộ Mặt trận và các đoàn thể. Phân loại theo các cấp hành chính, sẽ có loại cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở...
Dựa trên sự phân loại như vậy, chúng ta sẽ có căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại cán bộ, nó cho phép tránh tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nội dung kiến thức dẫn tới quá căng thẳng, dồn nén thông tin hoặc sự nhạt nhẽo, hụt hẫng không đáng có trong tâm lý của người cán bộ.
Thứ hai, cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với tôn giáo.
Đào tạo cán bộ phải toàn diện, chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu từng lĩnh vực quản lý, từng khâu công tác và theo chức danh, tiêu chuẩn cán bộ. Hướng đào tạo và hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
+ Về chính trị: Phải trang bị cho cán bộ những kiến thức lý luận cơ sở về chủ nghĩa Mác - Lênin; về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là đường lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
+ Về nghiệp vụ quản lý hành chính: Mỗi cán bộ phải được đào tạo cơ bản về quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói riêng. Đây là điều kiện để cán bộ quản lý nhà nước có kiến thức nhằm từng bước hình thành các kỹ năng, thao tác trong nghiệp vụ chuyên môn của mình, khắc phục tác phong quan liêu, trì trệ.
+ Về pháp luật: Phải có trình độ, kiến thức nhất định về pháp luật, nhất là luật Hành chính, luật Dân sự, luật Hình sự. Hiểu pháp luật và làm theo pháp luật là thước đo trình độ năng lực của người cán bộ làm công tác quản lý, là một trong những điều kiện để tiêu chuẩn hóa cán bộ. Hiện nay, trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, quản lý tôn giáo nói riêng còn thấp so với yêu cầu thực tiễn, nên việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo về pháp luật cho cán bộ quản lý nhà nước đối với tôn giáo là cần thiết. Duy trì các hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về pháp luật cho cán bộ. Tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật mới, thông báo, trao đổi kinh nghiệm quản lý để bổ trợ kịp thời tình trạng thiếu hụt kiến thức như hiện nay.
cán bộ quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Mặt khác, do đội ngũ cán bộ làm công tác này trong thời gian qua không ổn định; do chưa được đào tạo có hệ thống và cơ bản kiến thức về tôn giáo nên, nói chung, cán bộ còn thiếu am hiểu sâu sắc về tôn giáo. Vì vậy, cần tập trung đào tạo kiến thức về tôn giáo. Có thể đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tại chỗ hoặc tuyển sinh viên ở các trường về, sau đó đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về tôn giáo và quản lý tôn giáo.
Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ đi liền với quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng.
Quy hoạch cán bộ phải tiến hành ở cả bốn cấp: cán bộ làm công tác tôn giáo ở xã, phường, huyện, thị, thành, tỉnh và trung ương; trong đó, phải đặc biệt chú ý quy hoạch cán bộ quản lý ở Ban tôn giáo tỉnh.
Trên cơ sở quy hoạch cán bộ theo yêu cầu định hướng trên đây, cần quy hoạch đào tạo (bao gồm đào tạo ban đầu và đào tạo lại), quy hoạch bồi dưỡng (bao gồm bồi dưỡng định kỳ hàng năm theo chuyên đề và bồi dưỡng đột xuất theo tình huống công việc).
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt.
Phẩm chất đạo đức là một chuẩn mực chung cho mọi cán bộ, công chức Nhà nước; nhưng đối với các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo phải được đặc biệt coi trọng, vì biểu hiện tiêu cực của cán bộ trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của quần chúng tín đồ và các chức sắc tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước, tạo sơ hở cho kẻ địch và các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động, phá hoại.
pháp luật của Nhà nước, nội quy, kỷ luật của cơ quan; làm đúng những thủ tục hành chính, quy trình công tác đã quy định. Có thái độ tôn trọng đúng mực, chống thái độ hách dịch cửa quyền và mọi biểu hiện tiêu cực (như tham ô, nhận hối lộ, làm sai nguyên tắc). Có thái độ xây dựng đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, tích cực đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tôn giáo cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức là hai mặt quan trọng, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, đủ trình độ, phẩm chất, hoàn thiện tốt nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
- Cần có chính sách tạo sự ổn định cần thiết cho đội ngũ cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác tôn giáo của tỉnh.
Chính sách này phải là những quy định cụ thể - từ việc quy hoạch và tuyển chọn người làm công tác tôn giáo cho đến quy định về việc sử dụng và đãi ngộ đối với họ. Điều này phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về chiến lược phát triển cán bộ trong thời kỳ mới. Phải ban hành các quy chế cụ thể trong hệ thống công tác tổ chức cán bộ, để từ đó, các chính sách, quy định nhanh chóng đi vào cuộc sống. Khi có đủ số lượng biên chế thích hợp, với một chất lượng ngày càng nâng cao, có sự nhiệt tình, có phẩm chất đảm bảo, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo sẽ là nhân tố quyết định cho sự thành công của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay và thời gian tới.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo, cũng cần tập trung đổi mới hoàn thiện Ban tôn giáo thuộc hệ thống hành pháp từ huyện đến xã, phường.
Ban tôn giáo cấp huyện, thị cần có địa vị pháp lý và thẩm quyền đầy đủ của một cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực thi quyền lực công tác trong quá trình quản lý nhà nước đối với tôn giáo theo quy định của pháp luật; có khả năng xác lập được cơ chế thông tin hai chiều thông suốt, chính xác, kịp thời, đảm bảo điều kiện hoạt động cần thiết của từng đơn vị trong hệ thống. Trên cơ sở đó tiến hành thành lập Ban tôn giáo các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt - nơi có nhiều giáo dân.
Về địa vị pháp lý: Ban tôn giáo là cơ quan thuộc ủy ban nhân dân huyện, thị, thành.
Về thẩm quyền pháp lý: Có chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong phạm vi địa phương theo luật định.
Về chế độ công vụ: Giúp việc cho ủy ban nhân dân trong quá trình ban hành các quyết định hành chính quản lý nhà nước đối với tôn giáo theo đúng sự phân cấp quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh và chỉ thị công tác của cấp trên (ngành dọc).
Ban tôn giáo cấp huyện có 01 Trưởng ban và từ 2 đến 3 chuyên viên giúp việc. Riêng Trưởng ban có thể do đồng chí Phó chủ tịch huyện, thị, thành kiêm nhiệm.
Đối với các huyện có ít tín đồ tôn giáo (như Lạc Dương, Bảo Lâm, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) thì bố trí từ 2 đến 3 chuyên viên giúp cho ủy ban nhân dân huyện theo dõi công tác tôn giáo.
Trên thực tế, trong việc quản lý nhà nước đã có nhiều vụ, việc tôn giáo không được nắm bắt, phát hiện kịp thời ngay tại cơ sở. Do đó, khi tiến hành giải quyết gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, cần phải có người chuyên trách ở cơ sở. ở Lâm Đồng có 135 xã, phường thì có 39 xã, phường là địa bàn trọng điểm của tôn giáo.
Trong đó có 10 xã, phường là vùng Công giáo toàn tòng. Do vậy 39 xã, phường này cần bố trí một định suất biên chế làm công tác tôn giáo. Cán bộ này có chức năng giúp việc cho thường trực ủy ban nhân dân trong công tác quản lý hành chính nhà nước đối với tôn giáo theo quy định của chính sách, pháp luật trong phạm vi địa phương mình.