Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 50 - 55)

Lĩnh vực tôn giáo là một lĩnh vực tổng hợp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội... Hoạt động tôn giáo có liên quan đến các Sở, Ban, Ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành trong tỉnh. Cho nên, Ban tôn giáo tỉnh không thể là cơ quan hành chính duy nhất đảm đương mọi nhiệm vụ quản lý trên tất cả các lĩnh vực.Từ đó, một yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có sự phân công, phân cấp quản lý, trên cơ sở xác định rõ vị trí pháp lý và thẩm quyền pháp lý của từng cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng thực tế hiện nay, ở địa phương, sự phân công, phân cấp giữa các Sở, Ban, Ngành của tỉnh cũng như thẩm quyền giữa Ban tôn giáo với ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành chưa rõ ràng. Điều đó dẫn đến tình trạng vừa chồng chéo, lấn sân, vừa buông lỏng và thả nổi quản lý. Việc thực thi công vụ quản lý không đúng quyền hạn, đùn đẩy cho nhau giữa các cơ quan cùng chung hệ thống ngang hoặc hệ thống dọc trong quá trình xử lý các tình huống quản lý do thực tiễn đặt ra.

Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và cán bộ, đảng viên còn chậm, chưa thường xuyên; nội dung, hình thức chưa phù hợp, thậm chí không chuyển tải đầy đủ.

Qua khảo sát thực tế các địa phương trong tỉnh cho thấy có đến 81,5% thanh niên chưa biết Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, 6,5% phỏng đoán sai lệch nội dung.

Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên cũng như các ngành, các cấp về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ; chưa thấy được tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Một trong những nguyên nhân khách quan là Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị được triển khai theo chế độ "tối mật", rất ít cán bộ, đảng viên ở cơ sở được đọc và hiểu Nghị quyết 24 một cách thấu đáo. Có quán triệt được Nghị quyết 24, cán bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo mới có thể xử lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo một cách có hệ thống, đúng tinh thần đổi mới tư duy về tôn giáo, đúng nguyên tắc. Nghị

định 69/HĐBT là sự thể chế hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Nếu không hiểu Nghị quyết 24 thì không thể vận dụng một cách đúng đắn Nghị định 69/ HĐBT và dễ vi phạm những nguyên tắc chung. Ngoài ra, một số nội dung của các các luật (như Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Xuất bản...), Nghị định 79/CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 51/CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ khẩu có liên quan trực tiếp đến tôn giáo, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn quy định chi tiết việc thi hành, nên rất khó thực hiện ở cơ sở.

Bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu và yếu.

Quản lý xã hội được thực hiện bởi con người và nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người với người. Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp. Quản lý bằng cách này hay cách khác, có hiệu quả hay không - điều đó phụ thuộc vào khả năng, trình độ của cán bộ. ở tỉnh Lâm Đồng, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo còn yếu về năng lực và trình độ. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, chưa có trình độ nghiệp vụ quản lý và kinh nghiệm quản lý tôn giáo. Có người chậm đổi mới tư duy, ít am hiểu pháp luật nên còn lúng túng trong thực thi nhiệm vụ, nhất là giải quyết những vấn đề tranh chấp, giải quyết thủ tục cũng như xử lý vi phạm. Do đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo bị suy giảm.

Bộ máy làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở còn chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có 9 huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt thì chỉ huyện Di Linh có 1 cán bộ chuyên trách tôn giáo. Ngay ở các xã, phường có tỷ lệ dân số theo đạo từ 30% trở lên; các xã, phường là địa bàn trọng điểm về tôn giáo; thậm chí ở các xã, phường theo đạo Công giáo toàn tòng cũng không có cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo. Trong khi đó, cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện những quy định về pháp luật của Nhà nước về các hoạt động tôn giáo, đồng thời cũng là nơi đầu tiên phát hiện, tiếp cận và xử lý những vấn đề phát sinh qua thực tế thực hành tín ngưỡng, tôn giáo.

Từ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp phải luôn

luôn quán triệt sâu sắc, đúng đắn và toàn diện các quan điểm của Đảng theo Nghị quyết 24/NQ-TW, các chính sách của Nhà nước về tôn giáo; phải hiểu rõ rằng trong việc quản lý và giải quyết các công tác tôn giáo, cần hết sức thận trọng, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật Nhà nước, vừa kết hợp với vận động, giáo dục thuyết phục; vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng phải chủ động, kiên quyết, không hữu khuynh, xuôi chiều; phải giải quyết kịp thời, không để kéo dài. Ngoài ra, phải nắm chắc tình hình tổ chức và hoạt động của các tôn giáo ở địa phương để đề ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và biện pháp công tác với từng tôn giáo cho phù hợp với từng thời gian, từng lĩnh vực.

Hai là, phải xây dựng hệ thống chính trị từ cơ sở. Khi xử lý vấn đề tôn giáo,

phải có sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. Trong đó, phải đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, trực tiếp của các cấp ủy đảng, phát huy hiệu quả quản lý của chính quyền, tăng cường hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Có tổ chức đảng ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, có chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. Có Mặt trận, các đoàn thể đủ mạnh mới đủ sức lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo từ xã, phường đến tận thôn, xóm, khu phố. Trong đó, việc xác lập vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo là nhân tố quyết định.

Ba là, đối với vùng đồng bào dân tộc: phải coi trọng phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho tín đồ; tranh thủ các chức sắc, nhà tu hành và già làng, trưởng bản có uy tín. Đối với Lâm Đồng, việc xây dựng lực lượng chính trị vùng tôn giáo trọng điểm (như phát triển đoàn viên, hội viên; xây dựng đội ngũ cốt cán trong tín đồ và giới chức sắc, chức việc; đặc biệt là đào tạo cán bộ là người có đạo tại chỗ) phải được coi

là một nhiệm vụ quan trọng, nó có quan hệ hữu có với mục tiêu ổn định chính trị vùng giáo.

Bốn là, ở những xã, phường có đông tín đồ, phải có bộ mấy lãnh đạo, quản lý

và thực hiện công tác tôn giáo. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo phải có phẩm chất chính trị, có năng lực và kinh nghiệm, được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, thường xuyên và phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng.

Năm là, phải thường xuyên làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Làm cho đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong và ngoài nước hiểu rõ những quy định cụ thể về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng ở nước ta. Đấu tranh kịp thời và sắc bén đối với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn phản động lợi dụng tôn giáo. Phải chủ động phát hiện sớm tình hình khi có những diễn biến phức tạp có liên quan đến tôn giáo từ nhiều nguồn thông tin. Từ đó, có cơ sở thống nhất nhận định của các ngành chức năng, các cơ quan tham mưu để cấp ủy có chủ trương, biện pháp chỉ đạo xử lý sát hợp, kịp thời và hiệu quả. Quán triệt phương châm: "Chủ động phòng chống và ngăn ngừa là chính", không để xảy ra mới tập trung giải quyết. Nhưng khi đã xảy ra vụ, việc phải giải quyết khôn khéo, không cứng nhắc, thô bạo, nhưng cũng không hữu khuynh, xuôi chiều và để những sơ hở. Trong quá trình giải quyết phải thực hiện tốt việc phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng, kể cả với các địa phương. Nắm vững quan điểm của Đảng đối với quần chúng, phân biệt đa số quần chúng có đạo là người lao động "kính Chúa, yêu nước", biết "sống tốt đời, đẹp đạo" với các phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, bạo loạn. Từ đó, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục thuyết phục quần chúng tín đồ, chức sắc; dựa vào lực lượng cốt cán cung cấp thông tin, phân hóa nội bộ đối tượng phạm pháp. Tìm cho được bọn cầm đầu bên trong và bọn giật dây chỉ đạo từ bên ngoài để có biện pháp cô lập, cắt đứt mối quan hệ của chúng nhằm xử lý đồng bộ, có hiệu quả.

ban nhân dân huyện, thị, thành và xã, phường để đảm bảo thực thi công việc, không để đùn đẩy và chồng chéo. Mặt khác, phải cụ thể hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước về tôn giáo để vận dụng vào quản lý cho sát với tình hình thực tiễn của địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)