ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, do vậy muốn thay đổi nó, trước hết phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người phải xóa bỏ nguồn gốc vật chất kinh tế - xã hội gây nên những ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng chứ không phải là trực tiếp tấn công vào thần thánh và những biểu hiện tín ngưỡng khác. Muốn đẩy lùi được những ước mơ về thiên đường hư ảo ở thế giới bên kia, con người phải từng bước xây dựng một "thiên đường" có thực trên thế gian. Một thế giới như thế chỉ có thể là kết quả của một quá trình lâu dài thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần - trí tuệ cho con người. Chỉ nhờ kết quả đạt được trong quá trình đó, những ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo trong đời sống xã hội mới dần dần được loại bỏ, những mâu thuẫn tôn giáo sẽ tự tiêu vong.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, của đồng bào các tôn giáo nói riêng còn rất thấp. Do vậy, cần phải có nhiều biện pháp tích cực và vững chắc nhằm thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu: xóa được đói giảm được nghèo; ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Để thực hiện điều đó, cần phải:
Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân di cư tự do. Chính quyền các cấp cần tạo điều
kiện cho đồng bào có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, không phân biệt đối xử, không bắt buộc họ trở về quê cũ. Tổ chức để đồng bào yên tâm tích cực vào việc thực hiện các chương trình, dự án 327, định canh định cư; chương trình phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng mới và bảo vệ rừng và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương. Mặt khác, phải kết hợp việc sắp xếp ổn định dân di cư tự do với việc xử lý các vụ tranh chấp đất đai, khắc phục nạn phá rừng, chống tệ nạn xã hội.
Đối với những điểm dân cư còn quá khó khăn, không thu xếp được cho đồng bào tham gia vào các chương trình, dự án nói trên, tỉnh cần xây dựng các dự án mới và đề nghị Nhà nước trợ giúp vốn theo chính sách, chế độ xây dựng vùng kinh tế mới.
Thứ hai, tiếp tục phát triển kinh tế vườn hộ theo hướng đa canh, trong đó, chú
trọng trồng chè, điều, dâu tằm và các loại cây ăn quả... để các vườn hộ phát triển có hiệu quả, ngoài việc đầu tư giúp đỡ vốn từ nguồn Nhà nước, các ngành chức năng cũng cần cử cán bộ chuyên môn, kỹ thuật tốt, có trách nhiệm xuống từng hộ hướng dẫn đồng bào cách làm đất, sử dụng phân bón. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, khai thác, chế biến lâm sản.
Thứ ba, chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi để tận dụng
nước tưới, khai thác và phát huy quỹ đất để làm lương thực.
Thứ tư, ở các vùng sâu, vùng xa nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ
tầng cơ sở còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Đối với các nơi này, trước hết phải tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống giao thông để gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa; mở rộng giao lưu giữa các vùng sâu, vùng xa, giữa các vùng đó với các vùng kinh tế phát triển.
- Phát triển văn hóa - xã hội.
Đảng ta, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội". Nghị quyết đó cũng xác định: "Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Những quan điểm nền tảng đó không những giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa và con đường phát triển của văn hóa Việt Nam, mà còn có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong khi giải quyết các vấn đề văn hóa cũng như các vấn đề xã hội cụ thể. Để xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc - tôn giáo ở Lâm Đồng, coi đó là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo đang nổi cộm, thì không thể không dựa trên những quan điểm nêu trên của Đảng ta về văn hóa.
Để nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc - tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay, cần làm tốt các công tác sau:
+ Phát triển công tác giáo dục: Trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, việc đầu tư cho giáo dục cần được quan niệm như đầu tư vào kinh tế và có giá trị như kinh tế. Công tác giáo dục vừa phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, vừa chuẩn bị công tác đào tạo con người, đào tạo cán bộ cho tương lai.
Đối với vùng dân tộc - tôn giáo, ngành giáo dục Lâm Đồng cần đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học cho con em đồng bào ở
27 xã đặc biệt khó khăn, xây dựng chương trình dạy và học cho phù hợp. Coi trọng kinh phí đầu tư của Nhà nước; tu sửa, mở thêm các trường lưu trú hoặc bán trú ở các cụm dân cư tập trung khu vực 3 xã Đầm Ròn, thuộc huyện Lạc Dương, xã Tân Thượng, Đinh Trang Thương thuộc huyện Di Linh. Thanh toán mù chữ và bổ túc văn hóa, trước hết cho những người
35 tuổi trở xuống và ưu tiên cho số cán bộ chủ chốt.
Tăng cường đội ngũ giáo viên cho các vùng sâu, vùng xa, trước hết là giáo viên mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Có chế độ ưu đãi để cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.
+ Phát triển y tế: Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế ở các xã, nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ bệnh sốt rét và tử vong do sốt rét. Phổ biến kiến thức dân số - kế hoạch hóa gia đình cho quần chúng tín đồ.
Trong thời gian tới, cần phát động và khôi phục lại phong trào văn hóa quần chúng ở cơ sở; phát triển các loại hình văn nghệ như tốp ca xung kích, các đội thông tin lưu động xuống cơ sở. Tuyên truyền, vận động xây dựng các làng văn hóa gắn với xây dựng gia đình văn hóa nhằm đạt 4 tiêu chuẩn: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tình làng nghĩa xóm; thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con khỏe mạnh, chăm sóc tốt người nhà; thực hiện nghĩa vụ công dân; xóa bỏ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng lạc hậu. Có kế hoạch bảo vệ, kế thừa và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí để thanh, thiếu niên sinh hoạt.
Đối với công tác thông tin tuyên truyền: Nâng cao chất lượng và thời lượng phát sóng của đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Nội dung các buổi phát sóng chú ý đến công tác tuyên truyền chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; biểu dương gương người tốt việc tốt; đấu tranh chống các hoạt động mê tín, dị đoan và truyền đạo trái phép. Đầu tư xây dựng các trạm phát sóng để đảm bảo phủ sóng đến các vùng sâu, vùng xa. Đầu tư kinh phí để mua máy radio phát cho nhân dân ở những vùng này nghe tin tức.
Cùng với việc thực hiện những công tác trên đây, bằng một hệ thống giải pháp mang tính liên hoàn, tạo thành chỉnh thể, tổng hợp như hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, xây dựng bộ máy và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng và xây dựng lực lượng chính trị vùng tôn giáo trọng điểm, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của quần chúng tín đồ mà tạo nên một sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay.
Kết luận
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có dân di cư từ các nơi khác đến rất đông, bao gồm người Kinh và người dân tộc thiểu số. Do dân di cư từ cả 3 miền của đất nước về đây làm ăn sinh sống nên đã có sự giao lưu, hội nhập phong tục, tập quán của các cư dân. Từ đó tạo nên sự đa dạng của văn hóa các dân tộc ở Lâm Đồng. Cùng với quá trình di dân đó, các tôn giáo đã theo bước chân của những người dân di cư đến mà xâm nhập vào địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có hơn một nửa dân số theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Một số tôn giáo sau khi xâm nhập vào đây đã tiến hành xây dựng nhiều trung tâm truyền giáo và có ảnh hưởng lớn đối với tôn giáo ở Tây Nguyên cũng như ở Đông Nam Bộ.
Lâm Đồng là một tỉnh có đông tín đồ các tôn giáo cũng như tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra ngày càng phức tạp. Vì vậy, Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ. Các ngành, các cấp đã tạo điều kiện cho tín đồ có nơi thờ tự khang trang, đảm bảo đầy đủ kinh sách, đồ dùng việc đạo và có chức sắc để hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo. Chính quyền các cấp giúp đỡ giáo hội các tôn giáo đào tạo, phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc, chức việc; hướng dẫn các tôn giáo làm tốt công tác từ thiện nhân đạo. Bên cạnh đó, còn kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật của một số cá nhân và tổ chức tôn giáo, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Do chính quyền thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã ủng hộ sự nghiệp đổi mới, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt các chính sách của địa phương.
Tuy nhiên, sự quản lý của Nhà nước đối với tôn giáo còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Do đó, còn có một số vấn đề bức xúc phải giải quyết cả về nội dung chính sách và công tác quản lý.
Hiện nay, tình hình tôn giáo trong nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng đang diễn ra phức tạp. Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để kích động các tôn giáo chống lại Nhà nước. Để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ và đấu tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hòa bình" của địch, tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung giải quyết vấn đề Gia đình phật tử, hoạt động của các dòng tu và hội đoàn Công giáo; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành, nhất là hoạt động của phái "Hội liên hiệp Phúc âm và truyền giáo"; tiến hành khảo sát đất đai và cơ sở thờ tự của các tôn giáo để có kế hoạch quản lý. Ngoài ra, các ngành, các cấp phải tiếp tục xử lý nghiêm minh các hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại chính quyền. Nâng cao sự chỉ đạo của Tỉnh ủy trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo.
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, Trung ương cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức tốt công tác thông tin pháp luật, có kế hoạch về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.
Mặt khác, tỉnh Lâm Đồng cần tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ, củng cố bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo đủ về số lượng và có chất lượng cao; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng tôn giáo trọng điểm. Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo là phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trí tuệ cho quần chúng tín đồ. Từ đó, gạt bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Ban chấp hành Đảng bộ Lâm Đồng (1990), Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Lâm Đồng (1954 - 1975).
2. Ban chấp hành Trung ương (15/6/1998), Thông báo 145 TB/TW kết luận của Bộ
Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới.
3. Ban chỉ đạo tổng kết NQ 24/TW (30/2/1998), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình mới. Phương hướng công tác tôn giáo thời kỳ mới.
4. Ban dân vận tỉnh Lâm Đồng (13/2/1998), Báo cáo sơ kết việc thực hiện công văn
số 166/CV - TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về quản lý sinh hoạt gia đình phật tử thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5. Ban dân vận tỉnh Lâm Đồng (12/5/1999), Báo cáo tình hình và công tác tôn giáo
tỉnh Lâm Đồng thời gian qua.
6. Ban tôn giáo của Chính phủ (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
7. Ban tôn giáo của Chính phủ (1995), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực tôn giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
8. Ban tôn giáo của Chính phủ (7/10/1997), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị
định số 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
9. Ban tôn giáo của Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín
ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
10. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (1995), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm
Đồng và công tác tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 đến năm 2000,
Đề tài khoa học cấp tỉnh.
11. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (28/12/1996), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo
năm 1996.
12. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (1997), Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở Lâm Đồng, Đề tài khoa học cấp tỉnh.
13. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (1997), Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo
14. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (17/2/1997), Báo cáo tình hình các tôn giáo và công
tác tôn giáo của tỉnh Lâm Đồng.
15. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (17/12/1997), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo
năm 1997.
16. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (7/7/1999), Báo cáo thực hiện thông báo 184/TB-TW
của Bộ Chính trị về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới.
17. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (21/10/1999), Báo cáo kết quả khảo sát các dòng tu,
hội đoàn công giáo trong tỉnh theo kế hoạch 37/KH/DV ngày 20/5/199 của Ban dân vận Tỉnh ủy.
18. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (21/10/1999), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động,
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2000.
19. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (6/3/2000), Báo cáo tổng kết về vấn đề tôn giáo trong