Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 74 - 76)

chung và quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói riêng. Điều đó càng đúng trong bối cảnh chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách nền hành chính quốc gia. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: "Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân thủ pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng" [30, tr. 80].

Quản lý nhà nước đối với tôn giáo là hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước. Hình thức cơ bản của quản lý nhà nước là các cơ quan có thẩm quyền thuộc bộ máy nhà nước được ban hành những văn bản hành chính quy định chung và ban hành các văn bản có tính chất cá biệt về từng vấn đề. Vì vậy, với chức năng của mình, các ngành ở Trung ương cần tham mưu đề xuất với Quốc hội, Chính phủ để ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước liên quan tới các tôn giáo. Từng bước hệ thống hóa, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật đã ban hành; xây dựng các văn bản pháp luật mới. Trong các văn bản pháp luật cần xác định những nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý hoạt động và xử lý vi phạm pháp luật của chủ thể và khách thể trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo, để vừa đảm bảo chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước không bị vi phạm, vừa góp phần vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.

Chính phủ khẩn trương cụ thể hóa các văn bản pháp quy (Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư) để hướng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật có nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động tôn giáo (hoặc liên quan đến hoạt động tôn giáo). Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, chính quyền các cấp kịp thời ban hành các quyết định hành chính quản lý nhà nước để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật và sát hợp với thực tiễn; từ đó, hình thành dần hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo.

Vai trò của tư pháp trong quá trình bảo vệ pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo cũng cần được tăng cường thích hợp; phải có những chế tài cụ thể, như giáo

dục hành chính, xử lý hành chính, xử phạt hành chính, cưỡng chế hành chính để xử lý có hiệu quả các vi phạm pháp luật.

Nhà nước sớm ban hành pháp lệnh về tôn giáo, tiến đến ban hành luật về tôn giáo. Nhiều quy định về tôn giáo hiện nay không có phần chế tài, mỗi nơi hiểu và áp dụng khác nhau. Cho nên, sau khi có luật về tôn giáo, ban hành các văn bản dưới luật, đảm bảo thực hiện đồng bộ những việc cấp bách như công tác đối với tổ chức và sinh hoạt hội đoàn, các dòng tu Công giáo, đạo Tin lành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 74 - 76)