Nguyên nhân thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 45 - 50)

Các thành tựu to lớn nói trên của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng trong thời gian qua có được trước hết là do Đảng ta đã đề xướng đường lối đổi mới đúng đắn, toàn diện, đã lãnh đạo quá trình thực hiện đường lối đổi mới thành

công. Đảng ta xác định: "Chính những sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng" [43, tr. 73]. Đường lối đổi mới của Đảng chẳng những phản ánh đúng đắn lợi ích, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân ta nói chung, của quần chúng tín đồ nói riêng, mà còn giác ngộ, tổ chức, hăng hái, tích cực thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích thiết thân của mỗi người.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã sớm đưa ra các chủ trương, chính sách tôn giáo theo tinh thần đổi mới, đúng đắn và kịp thời; đồng thời, đã chủ động sáng tạo trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiên quyết thực hiện các chủ trương, chính sách đó trên thực tiễn. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách đối nội, đối ngoại trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tôn giáo, hướng dẫn các địa phương vận dụng quản lý cho sát với hợp với tình hình thực tiễn. Chính phủ đã Ban hành Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ): "Quy định về các hoạt động tôn giáo", Chỉ thị 397/TTg về các hoạt động tôn giáo. Ban tôn giáo của Chính phủ ban hành Thông tư 01/TGCP và Thông tư 02/TGCP để hướng dẫn thi hành Nghị định 69/HĐBT. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sự mở rộng giao lưu quốc tế, đời sống tôn giáo cũng có nhiều thay đổi. Để giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, Bộ chính trị đã ra Chỉ thị 37-CT/TW ngày 2/7/1998 "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Để thực hiện các chỉ thị trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/1999/NĐ-CP: "Về các hoạt động tôn giáo". Có thể nói rằng các văn bản pháp quy của Nhà nước ban hành đã kịp thời giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước. Đó cũng là cơ sở để địa phương vận dụng vào giải quyết có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, căn cứ vào đặc điểm và tình hình tôn giáo của địa phương, thường trực Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành

các văn bản pháp quy hướng dẫn các cấp chính quyền tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Nghị định 69 của Chính phủ; triển khai thực hiện Thông báo 145, Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị; mở hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh và chỉ đạo cơ sở quán triệt Nghị định 26 của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo cho cán bộ, đảng viên và chức sắc, tín đồ. Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành khảo sát các dòng tu, hội đoàn Công giáo, khảo sát đạo Tin lành; từ đó, đưa ra kế hoạch và chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới. Có thể nói, Tỉnh ủy đã thường xuyên quan tâm, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo theo thẩm quyền của cơ quan mình.

Ban tôn giáo phối hợp với các ngành chức năng và Trường chính trị tỉnh thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, chức sắc và tín đồ. Từ năm 1996 đến năm 1997, đã mở lớp tập huấn, hội nghị quán triệt nội dung chính sách tôn giáo theo Nghị định 69/HĐBT, Nghị quyết 24/BCT của Bộ Chính trị cho 2000 cán bộ chủ chốt cấp huyện, thị xã, thành phố và xã, phường trong toàn tỉnh. Tháng 12/1999, tổ chức 4 lớp học cho 496 chức sắc (Công giáo 220 người, Phật giáo và Cao đài 276 người) nhằm quán triệt chỉ thị 37/BCT của Bộ Chính trị. Tổ chức 4 lớp học cho 300 cán bộ cấp huyện, thị và xã, phường để quán triệt chỉ thị 37/CT/BCT của Bộ Chính trị. Tháng 4 năm 2000, tổ chức 11 lớp học cho 2.540 cán bộ, đảng viên quán triệt chỉ thị 37CT/BCT và chỉ thị 37 - CT/TU của Tỉnh ủy và Nghị định số 26 của Chính phủ. Việc học tập đó đã góp phần tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo dân và chức sắc về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.

Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực xây dựng, củng cố kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là Ban tôn giáo tỉnh. Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của 9 huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt để kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở cơ sở. Công an tỉnh cũng tăng cường cán

bộ chiến sĩ làm công tác đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc nhằm ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo và dân tộc để gây mất ổn định chính trị. Mặt trận Tổ quốc, Ban dân vận tỉnh và các đoàn thể đã có cán bộ chuyên trách để theo dõi công tác tôn giáo. Vì vậy, đã khắc phục được tình trạng thiếu tập trung, thống nhất trong chỉ đạo. Bước đầu phân công trách nhiệm công tác giữa Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc, và các đoàn thể. Nhờ đó, đã có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn trước, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về công tác tôn giáo và quản lý nhà nước của chính quyền.

Bên cạnh đó, Ban tôn giáo và các ngành hữu quan đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất những biện pháp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo để uốn nắn, sửa chữa kịp thời. Không để kẻ địch lợi dụng chống phá.

Từ năm 1995 đến nay, nhiều cấp ủy cũng như Ban tổ chức, Ban dân vận các cấp phối hợp với Ban tôn giáo chính quyền tiến hành khảo sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cũng như củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở vùng có đông đồng bào theo đạo. ở những vùng trọng điểm tôn giáo, một số cấp ủy đã chủ động tích cực chỉ đạo sơ kết rút kinh nghiệm, đề ra chủ trương, giải pháp kịp thời để giải quyết vấn đề tôn giáo.

Các cấp ủy đảng trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo xây dựng, củng cố thực lực chính trị, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên. Sau ngày giải phóng, nhiều tổ chức cơ sở đảng từ chỗ chỉ có 1 đến 2 đảng viên, đến nay đã phát triển thành đảng bộ có nhiều đảng viên đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của đảng ở địa phương (đã có 31/39 tổ chức cơ sở đảng ở địa bàn trọng điểm tôn giáo là đảng bộ cơ sở). Trong số những tổ chức cơ sở đảng ở địa bàn có đồng bào theo đạo, nhiều cơ sở đã được củng cố, xây dựng từ yếu kém vươn lên loại khá và trong sạch, vững mạnh, giữ vững danh hiệu trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền. Qua phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng vùng trọng điểm tôn giáo các năm 1996, 1997, 1998 cho thấy có

5 tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh 3 năm liền; có

9 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh từ 1 đến 2 năm.

Công tác phát triển đảng viên được đặc biệt chú ý. Đến nay toàn tỉnh có 408 đảng viên là người có đạo, trong đó, số phát triển từ năm 1990 đến năm 1998 là 109 đảng viên. Riêng 10 tháng đầu năm 1999, đã kết nạp được 21 đảng viên. Trong số đảng viên được kết nạp đã có 10 đồng chí là cấp ủy viên của huyện, thị, thành; 8 đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; 5 đồng chí là bí thư đảng bộ các cơ sở. Ngoài ra, có trên 300 đối tượng để phát triển đảng.

Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo, công tác đối với con người". Quán triệt quan điểm này, cấp ủy và chính quyền các cấp đã quan tâm các lợi ích thiết thân chính đáng của quần chúng tín đồ nói chung, chức sắc, nhà tu hành nói riêng; đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để các tổ chức yêu nước của các tôn giáo hoạt động. Hàng năm, trong những ngày lễ trọng, dịp tết, chính quyền, Mặt trận và các cấp ủy đảng tổ chức thăm viếng Giáo hội các tôn giáo. Các cơ quan chính quyền chăm lo, giải quyết về chính sách cho các đối tượng thương binh, gia đình liệt sĩ là người có đạo trên địa bàn tỉnh.

Mặt trận và các đoàn thể đã đưa công tác tôn giáo vào nội dung huấn luyện của mình. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động đồng bào có đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ, tăng cường công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật cho tín đồ.

Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội

với sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực cao của các ngành, các đơn vị sản xuất - kinh doanh cũng như công tác chỉ đạo, điều hành có kết quả của ủy ban nhân dân các cấp, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung đầu tư cho 27 xã vùng trọng điểm khó khăn. Hàng năm, tỉnh đã chi ngân sách 10 tỷ đồng để đầu tư có trọng điểm cho các vùng đó. Nhờ vậy, đã giải quyết thêm việc làm mới cho 15.000 lao động/năm. Đầu tư 14 dự án định canh, định cư với số vốn 400 triệu đồng, 23 dự án xây dựng xã điểm; giải quyết cho 254 dự án vay vốn với số tiền hơn 10 tỷ đồng. Tiếp tục phát triển diện tích trồng cây công nghiệp, giao đất giao rừng, phát triển vườn hộ và chăn nuôi gia súc. Do đó, hộ đói, hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân mỗi năm giảm 1,3%. Đến nay, toàn tỉnh có 24.129 hộ đói, nghèo; trong đó, hộ nghèo là 16.145, giảm 5.517 hộ so với năm 1995. Tình trạng đói kém triền miên phải cứu tế trong vùng đồng bào dân tộc cơ bản được giải quyết. Nhiều vùng có đạo như Đạ Đờn (Lâm Hà), Đinh Trang Hòa (Di Linh), Lộc An (Bảo Lộc), Lạc Xuân, Ka Đô (Đơn Dương), Bình Thạnh (Đức Trọng)... đời sống giáo dân chuyển biến rõ rệt. Trong vùng giáo dân, số hộ giàu chiếm 15%, khá 35%, trung bình 20%.

Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được thực hiện ở các địa phương. Hiện nay có 100% đơn vị huyện và 126/135 xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đối với học sinh dân tộc: đã mở các lớp dự bị ở trường Cao đẳng Sư phạm, mở 5 trường dân tộc nội trú ở các huyện và 01 trường phổ thông trung học dân tộc nội trú ở tỉnh.

Ngoài ra, Nhà nước còn cấp 560 triệu đồng để thực hiện chương trình cấp máy thu thanh đơn giản cho đồng bào dân tộc. Đài phát thanh, truyền hình tiếp tục đẩy mạnh thời lượng phát bằng tiếng dân tộc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)