Xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 40 - 45)

chống phá cách mạng

- Xử lý vi phạm quy định của pháp luật

Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tôn giáo và đông tín đồ. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra hết sức phức tạp. Các tôn giáo không ngừng khuếch trương thanh thế và phát triển đạo. Một bộ phận tiêu cực trong các tôn giáo đã lợi dụng sự đổi mới chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, sự sơ hở trong công tác quản lý của chính quyền địa phương để "lấn lướt", "xé rào" và vi phạm pháp luật. Vì vậy, thường trực Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành trong khối nội chính kiên quyết xử lý các vi phạm pháp luật của cá nhân và tổ chức tôn giáo - nhất là trong việc sử dụng đất đai, sửa chữa, xây dựng không xin phép hoặc làm không đúng với nội dung xin phép. Thời gian qua, các ngành chức năng đã xử phạt hành chính 24 trường hợp vi phạm xây dựng, sửa chữa (trong đó Công giáo 13 trường hợp, Phật giáo 11 trường hợp). Giải tỏa 01 cơ sở lấn chiếm đất rừng ở Đạ Hoai; xử lý 01 cơ sở của Trương Thành Tâm lấn chiếm đất rừng và hoạt

động mê tín dị đoan, thu hồi 58 ha đất sử dụng sai mục đích; giải tỏa và xử phạt hành chính trên 20 vụ lấn chiếm đất rừng, lập am cốc trái phép và thực hiện hoạt động mê tín dị đoan. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải tán hoạt động của nhóm Thanh Hải Vô Thượng sư. Một số vụ tụ tập quần chúng tín đồ được ngăn chặn, giải tán kịp thời, không để xảy ra điểm nóng, gây mất trật tự.

Lực lượng an ninh đã theo dõi chặt chẽ các hoạt động truyền giáo trái phép của đạo Tin lành; chính quyền các cấp tăng cường quản lý, kiểm tra, và đã thu được 285 cuốn kinh thánh (Lâm Hà: 200, Đức Trọng: 85), thu 200 tờ lịch. Các cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu 174 cuốn sách "Cuộc đời Chúa Giêsu" của tổ chức AGAPE HOSPITAL FELLOWSHIP. Bên cạnh đó, còn kiểm điểm 5 truyền đạo trái phép là người dân tộc thiểu số, giải tán 23 Ban chấp sự với 140 thành viên; kỷ luật 01 đảng viên - Bí thư xã đoàn và đã bao che việc tuyên truyền đạo Tin lành. ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt đã vận động quần chúng đấu tranh với những hoạt động vi phạm của Nguyễn Châu, Nguyễn Hữu Thạnh và một số huynh trưởng cực đoan cũ trong Gia đình phật tử, xử phạt vi phạm hành chính.

Việc xử lý nghiêm minh đối với các hoạt động vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức tôn giáo đã góp phần làm ổn định trật tự ở địa phương, đưa các hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ của pháp luật; không để xảy ra các "điểm nóng" tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

- Đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.

Trong lịch sử nước ta, các thế lực chính trị phản động trong và ngoài nước thường lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình". Đế quốc Mỹ không từ bỏ âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Polga - Phó đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và là trùm CIA đã đánh giá lực lượng tôn giáo như sau: "Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam thì lực lượng đấu tranh với Việt Cộng chủ yếu là các tôn giáo, còn các

đảng phái khác không có lực lượng". Vì vậy, ở Tây Nguyên nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng, Mỹ đã lôi kéo một số Mục sư, truyền đạo và Linh mục tham gia vào tổ chức Fulrô để chống phá cách mạng.

Đảng và Nhà nước ta trước sau như một thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo đối với mọi công dân. Chúng ta không chống đối tôn giáo. Song, Đảng và Nhà nước ta kiên quyết chống lại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và cách mạng, chống lại Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự, an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Theo tinh thần trên, chủ trương của Trung ương cũng như địa phương là cảnh giác, chủ động và cương quyết đấu tranh trấn áp bọn phản động; làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của chúng; làm cho chúng suy yếu và tê liệt để đi đến loại bỏ bọn chúng ra khỏi đời sống chính trị phản động. Bên cạnh đó, chúng ta còn trực tiếp tấn công vào những kẻ cầm đầu, kịp thời ngăn chặn những âm mưu của địch. Chính quyền đã luôn kết hợp với các ngành, các cấp ra sức tuyên truyền, giáo dục, làm cho quần chúng nhận rõ âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng và thấy được mục đích trấn áp của ta là nhằm vào phần tử phá hoại chứ không phải là nhằm vào mục tiêu xóa đạo như kẻ địch tuyên truyền. Đồng thời, cũng vận động quần chúng đấu tranh, kêu gọi những người nhẹ dạ cả tin quay về với gia đình.

Qua đấu tranh vũ trang, chúng ta đã bắt được 5 mục sư, 12 truyền đạo và truyền đạo sinh; trong đó có 3 mục sư cầm đầu đạo Tin lành là cố vấn Trung ương Fulrô. Có một số phần tử cực đoan trong Giáo hội Công giáo và Cao đài đã nhen nhóm, gây bạo loạn để tiến tới lật đổ chính quyền. Nắm được âm mưu đó, các lực lượng vũ trang đã kịp thời phát hiện và xử lý Võ Thành Tôn - giáo hữu Cao đài Tây Ninh đã nhóm họp 100 tín đồ để thành lập "Vương Quốc Cao đài". Chính quyền địa phương cũng đã đập tan tổ chức "Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam" do 65 người Công giáo cầm đầu ở thị xã

Bảo Lộc; đã phối hợp với Trung ương đấu tranh, giải quyết dứt điểm vụ Trương Thành Tâm (Long thọ Thiền viện). Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Trung ương và địa phương đã làm rõ những hành vi vi phạm của Trương Thành Tâm. Từ đó, đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo hải ngoại. Những thắng lợi đó đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương; làm thất bại một bước chiến lược "Diễn biến hòa bình"của các thế lực thù địch ở trong và ngoài tỉnh. Các tôn giáo ngày càng chuyển sang hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

2.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trên, trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo còn những hạn chế nhất định.

Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo của các cấp, các ngành còn nhiều sơ hở, buông lỏng hoặc thả nổi, còn đùn đẩy giữa cấp trên với cấp dưới. Sự phối hợp giữa các ngành ở trung ương với tỉnh, cũng như giữa tỉnh với cơ sở chưa đồng bộ, thiếu sự trao đổi thông tin nên hiệu quả phòng ngừa vi phạm còn thấp, xử lý bị động, tạo sơ hở để một số tôn giáo lợi dụng làm việc đã rồi, gây khó khăn cho công việc xử lý tiếp theo.

Bộ máy quản lý hành chính nhà nước đối với tôn giáo tuy đã được củng cố, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Nhiều nơi, bộ máy Đảng làm thay chính quyền. Chưa kết hợp được nguyên tắc vừa quản lý theo ngành vừa theo lãnh thổ. Do đó, trong những năm qua chủ yếu quản lý theo lãnh thổ, chạy theo vụ việc. Thậm chí, mỗi nơi giải quyết theo quan điểm riêng của mình, không đảm bảo sự tập trung. Nhiều vụ, việc xử lý không dứt điểm, để kéo dài nhiều năm. Việc xử lý còn nặng tính hành chính, chưa chú trọng đến công tác vận động quần chúng, nên hiệu quả thấp. Công tác quản lý người nước ngoài đến tham quan du lịch, hợp tác kinh tế còn buông lỏng. Vì vậy, một số người đã len lỏi vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

để truyền đạo trái phép.

Công tác kiện toàn, củng cố cấp ủy và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Nhiều thôn, buôn chưa có đảng viên; thực lực chính trị vùng giáo mới có về số lượng nhưng chất lượng hoạt động thấp, lúng túng về phương pháp, chưa được đào tạo - bồi dưỡng có bài bản. Chưa làm tốt nhiệm vụ thu hút quần chúng tín đồ tự giác tham gia vào các tổ chức chính trị. Nhiều nơi, hoạt động chỉ chú ý dựa vào Giáo hội, chức sắc tôn giáo. Trong khi đó, vai trò của các tổ chức đoàn thể, mặt trận ở xã, phường còn lu mờ. Từ những hạn chế trên đã dẫn đến tình trạng:

+ Một số tôn giáo thành lập các hội đoàn tôn giáo trái phép. Nhà nước chỉ cho thành lập các hội đoàn tôn giáo đơn thuần phục vụ cho lễ nghi tôn giáo, song trong thực tế, nhiều hội đoàn mang tính xã hội, không trực tiếp phục vụ cho lễ nghi tôn giáo đã được thành lập và hoạt động thường xuyên ở cơ sở nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương (năm 1999 có 21 hội đoàn hoạt động).

+ Xây, sửa nơi thờ tự không xin phép hoặc làm không đúng nội dung xin phép. Khi chính quyền biết thì sự đã rồi, hoặc dùng quần chúng tín đồ để gây sức ép buộc chính quyền phải đồng ý. Những vi phạm loại này diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Trong 9 năm (từ năm 1991 đến năm 2000) xây dựng, sửa chữa trái phép 15 chùa, 32 nhà thờ [5, tr. 6].

Công tác xử lý vi phạm trong hoạt động của các tôn giáo ở các địa phương thiếu thống nhất, thậm chí vi phạm chính sách pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Một số địa phương lúng túng, hữu khuynh để Giáo hội lấn lướt chính quyền cơ sở. Ngược lại, có nơi "tả" khuynh, đối xử thô bạo với quần chúng tín đồ có hành vi vi phạm; thậm chí tự đề ra các quy định, cấm đoán, phạt tiền bừa bãi, vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Khi xử lý cụ thể, nhiều trường hợp chưa phân biệt rõ

tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực tiêu cực. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan (như Ban tôn giáo, Công an, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Phụ nữ) trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm.

Những thiếu sót trên đây đã gây tâm trạng hoài nghi trong nội bộ quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành đối với những chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; làm ảnh hưởng tới việc tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; tạo khe hở để bọn xấu và kẻ địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo.

Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo chưa kết hợp chặt chẽ với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng có đông tín đồ. Công tác vận động quần chúng có đạo, chức sắc thông qua các chính sách tôn giáo, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng... chưa được chú ý thường xuyên, đúng mức đã làm hạn chế việc tranh thủ, nắm quần chúng tín đồ.

Việc xử lý vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lúng túng và chậm trễ, kém hiệu quả. Điển hình là việc xử lý vụ trên 55.270 tín đồ các dân tộc ít người theo đạo Tin lành, gây xáo trộn, mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân ở những địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)