0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quan hệ hữu cơ giữa tôn giáo và dân tộ cở Lâm Đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG HIỆN NAY - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP PPT (Trang 28 -32 )

Lâm Đồng là một tỉnh đa dân tộc. Ngoài dân tộc Kinh còn có 40 dân tộc thiểu số, bao gồm các dân tộc bản địa vùng Trường Sơn - Tây nguyên. Mỗi dân tộc có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng. Đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc là ngôn ngữ, chữ viết, văn học - nghệ thuật, y phục, phong tục tập quán, quan hệ gia đình...

Tuy nhiên, cộng đồng dân tộc bản địa ở Lâm Đồng có nguồn gốc gần gũi về nhiều mặt: tộc người, văn hóa - xã hội, quan hệ thị tộc (mẫu hệ). Trong hôn nhân, tục lệ bắt chồng, con trai ở bên nhà vợ, việc kết hôn cùng dòng họ được xem là phạm tội lớn đối với dòng họ và cộng đồng.

Về tổ chức xã hội: người dân tộc thiểu số cư trú tập trung theo đơn vị buôn (gọi là bon). Mỗi buôn gồm 30 - 40 nhà dài, có nhiều dòng họ cùng chung sống. Đứng đầu buôn là chủ buôn, ngoài ra, vai trò của già làng cũng hết sức quan trọng. Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, tín ngưỡng nguyên thủy vẫn còn đậm nét. Người dân tộc quan niệm "vạn vật hữu linh", mọi vật ở thế giới xung quanh đều có hồn và hồn đó rất linh thiêng. Mọi hành động trong đời sống hàng ngày đều do tác động của các lực lượng siêu nhiên. Lực lượng siêu nhiên đó được gọi là Yàng. Do đó, họ thờ rất nhiều Yàng như: Yàng Hiu (Thần Nhà), Yàng Koi (Thần lúa)... Ngoài các Yàng, còn có ma quỷ - những kẻ hại người. Vì thế, họ thường cúng bái để cầu xin. Cùng với tín ngưỡng dân gian, người dân tộc thiểu số còn có những lễ hội truyền thống khá hấp dẫn, như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng...

người rất chặt. Tín ngưỡng cổ truyền không đủ sức để trở thành một tôn giáo. Do vậy, nó không còn hấp dẫn đối với một bộ phận nhân dân nên đã tạo ra một khoảng trống về mặt tâm linh.

Bên cạnh đó, bản chất của người dân tộc thiểu số là ngây thơ, nhẹ dạ, cả tin, chất phát, có đầu óc thực tế. Lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào việc làm và kết quả thực tế đạt được, rất cụ thể chứ không trừu tượng. Giữa lời nói và việc làm đi đôi với nhau. Họ sống bình đẳng, có tính tự ty và mặc cảm. Bên cạnh đó, trong xã hội cổ truyền, nền kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc; nguồn sống chính là dựa vào rừng núi để làm nương rẫy và săn bắn. Cho nên đời sống của người dân tộc thiểu số vô cùng khó khăn.

Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc là mối quan hệ đa chiều giữa sự tác động và bị tác động từ bên ngoài vào hoặc trong nội tại, từ trên xuống hoặc từ dưới lên, giữa cá nhân và cộng đồng... với những nội dung đan xen trong những phạm vi khác nhau. Sự tác động giữa chúng là sự tác động tương hỗ, vừa có khả năng thúc đẩy lẫn nhau, vừa có khả năng kìm hãm lẫn nhau. Mặt khác, sự tác động đó không thuần nhất. Vì vậy, có khi bị biến dạng qua vô vàn những tác động khác, như lợi ích của giai cấp sử dụng tôn giáo, trình độ người tiếp nhận... Điều đó được minh định rõ qua những vấn đề sau đây:

- Lợi dụng đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu và sự hụt hẫng về mặt tâm linh... các tôn giáo đã tiếp xúc, cung cấp tiền, hàng, thuốc chữa bệnh cho những người ốm đau. Với những thủ đoạn lừa bịp, các nhà truyền đạo đã rao giảng: "Chúa Giêsu là vị cứu tinh, dìu dắt và giải thoát dân tộc ra khỏi số phận nghịch cảnh và đau khổ, Chúa Giêsu là đấng cứu thế duy nhất, chỉ cần tin và kính Chúa thì mọi người sẽ được cứu rỗi, khi chết được lên thiên đàng. Nếu không tin, khi chết sẽ xuống "âm phủ". Các bài thuyết giảng, báo chí và các ấn phẩm Tin lành trực tiếp đả phá, bài xích tín ngưỡng, tôn giáo khác. Chúng cho rằng tất cả những tín ngưỡng, tôn giáo đó là "mê tín, dị đoan, lầm lạc và tội lỗi của kẻ ngoại" [40, tr.

11].

Với những việc làm cụ thể, có lợi trước mắt cũng như những lời hứa hẹn "bùi tai" của những nhà truyền giáo, một bộ phận người dân tộc thiểu số đã tin vào những lời hứa hẹn, tin vào phép lạ, vào cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia và họ đã theo đạo.

Việc theo đạo của người dân tộc thiểu số có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực trong cộng đồng của họ. Khi người dân theo đạo, họ thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng; ma chay, cưới xin đơn giản, không tốn kém, không uống rượu, không hút thuốc, không cờ bạc... Đời sống của người phụ nữ được nâng lên. Các sinh hoạt tôn giáo lại nhẹ nhàng, không bị ràng buộc bởi những luật lệ lễ nghi hà khắc. Chính những điều đó đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cuộc sống tạm ổn định.

Bên cạnh tác động tích cực đó, khi người dân tộc thiểu số theo đạo thì trên lĩnh vực văn hóa, các tập tục xưa dù hay hoặc dở đều bị phá bỏ. Các lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, thờ cúng tổ tiên bị xóa bỏ. Có nơi đập chiêng ché. Những hành động đó chính là sự đoạn tuyệt với các tín ngưỡng cổ truyền. Bên cạnh đó, vai trò của già làng, tộc trưởng bị mất đi; tình trạng mâu thuẫn, chia rẽ giữa người theo đạo và không theo đạo ngày càng tăng, gây nên sự mất đoàn kết.

Gắn liền quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc là quan hệ giữa tôn giáo và chính trị. Các thế lực chính trị phản động luôn luôn lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình". Chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mục tiêu chính trị, quân sự; biến một bộ phận tín đồ các tôn giáo vốn yêu dân tộc, yêu quê hương thành lực lượng chống đối cách mạng; chúng chia rẽ các dân tộc và kích động tâm lý dân tộc hẹp hòi, chống lại chính quyền địa phương. Do đó, một số tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã hành động theo âm mưu của các thế lực phản động và đã làm đảo lộn cuộc sống người dân tộc thiểu số, làm cho tình hình an ninh chính trị ở

Lâm Đồng không ổn định.

Chương 2

Thực trạng quản lý nhà nước

đối với tôn giáo ở Lâm Đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG HIỆN NAY - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP PPT (Trang 28 -32 )

×