Tính hai mặt của tôn giáo ở Lâm Đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 27 - 28)

Phát huy cao tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc trong hai cuộc kháng chiến, chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở Lâm Đồng đã cùng với nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến, Phật giáo cũng như một số chức sắc, tín đồ yêu nước trong đạo Công giáo đã đứng lên sát cánh cùng nhân dân địa phương chống lại chính quyền bù nhìn, đòi dân sinh, dân chủ. Tiêu biểu cho phong trào này là tinh thần đấu tranh của sinh viên, học sinh phật tử. Một số chùa ở trong tỉnh là chỗ dựa quan trọng của lực lượng cách mạng, là nơi hội họp, in ấn tài liệu và tổ chức ra nhiều cuộc biểu tình trên danh nghĩa Phật giáo. Một số chức sắc đã tự thiêu để chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Sau ngày đất nước thống nhất, hầu hết các chức sắc, tín đồ hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, họ còn nâng cao cảnh giác và đấu tranh với bọn phản động lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng và chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, một số chức sắc, tín đồ và Giáo hội các tôn giáo đã bị các thế lực phản động lợi dụng, mua chuộc, kích động đã điên cuồng chống phá phong trào cách mạng, chống lại nhân dân. Một số Linh mục, tu sĩ đã tham gia vào các tổ chức phản động như: tiểu đoàn Đồng Khởi, tiểu đoàn Lê Lợi, Bảo Long phục quốc, tham gia vào tổ chức Fulrô để nhen nhóm gây bạo loạn, tiến tới lật đổ chính quyền. Giáo hội Công giáo đã ra sức thành lập các đảng phái chính trị, kích động quần chúng chống lại chính quyền. Bên cạnh đó, còn có sự cấu kết giữa lực lượng Tin lành phản động với Fulrô. Mục sư Ha Sao, phó chủ nhiệm Nam Thượng Hạt (Đà Lạt) giữ chức vụ đại tá trong Fulrô, Nicolai - con của mục sư - chủ nhiệm Nam Thượng Hạt Hơ Mu Brông là tư lệnh của Fulrô vùng IV (Lâm Đồng). Nhiều mục sư, thầy giảng ở Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương đã chạy ra rừng tham gia tổ chức Fulrô. Nhiều cơ sở thờ tự trở thành nơi hoạt động của Fulrô. Sau ngày giải phóng, một số mục sư, truyền đạo lại tiếp tục móc nối với bọn phản động bên ngoài để phát triển đạo và tiếp tục chống đối nhằm thành lập một nước

Đê ga độc lập. Ngoài ra, một số phần tử cực đoan trong Giáo hội Phật giáo tỉnh đã móc nối với nhóm Huyền Quang, Quảng Độ để chống đối chế độ. Đồng thời chỉ đạo việc tổ chức sinh hoạt Gia đình phật tử bất hợp pháp [25, tr. 6].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp ppt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)