Định hướng cải thiện cung ứng dịchvụ Ytế

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Trang 64 - 66)

4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨ C/ ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ 2011-

4.5.Định hướng cải thiện cung ứng dịchvụ Ytế

Thách thức về sự phức tạp của mô hình bệnh tật, về sự phát triển khoa học kỹ thuật Y tế, về nhu cầu mới của người sử dụng đòi hỏi cải thiện việc cung ứng dịch vụ Y tế. Cung ứng dịch vụ Y tế có chất lượng đòi hỏi có chính sách tài chính thích hợp, có nhân lực Y tế có chất lượng cao, có trang thiết bị thích hợp, có thuốc men thích hợp và có khoa học kỹ thuật cập nhật.

Đối với sự mong đợi của người dân sử dụng dịch vụ Y tế nhằm cải thiện con người Việt Nam, cải thiện nòi giống Việt Nam, một số vấn đề sau đây có thể được đặt ra đối với cung ứng:

Chăm sóc sức khoẻ toàn diện

Để phát triển con người Việt Nam, CSSK không chỉ có nghĩa là phòng bệnh và khám chữa bệnh. CSSK với định nghĩa mới của sức khoẻ còn bao gồm cả sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần và sức khoẻ xã hội. Với tinh thần này, ngành Y phải đổi mới, phải cải thiện, phải cập nhật khoa học kỹ thuật tương ứng.

Trong vấn đề này, nhất thiết phải huy động toàn xã hội tham gia, song ngành Y phải chịu trách nhiệm điều phối. Việc ngành Y được trao trách nhiệm lo về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm là một biẻu hiện của tinh thần này. Vấn đề CSSK toàn diện sẽ chỉ ngừng lại ở khẩu hiệu mà phải tiến tới những hoạt động cụ thể. Việc phát triẻn khái niệm Y học gia đình tạo Việt Nam là một thí dụ đáng hoan nghênh cho tiếp cận này

Bảo đảm mặt bằng CSSK tối thiểu cho mọi người để có thể phát triển thể lực, trí lực tốt, có sức khoẻ tâm thần và xã hội tốt

Song, nói CSSK toàn diện không có nghĩa là cái gì liên quan đến sức khoẻ cũng phải thực hiện mà phải lựa chọn gói chăm sóc tối thiểu bảo đảm cho con người phòng chống bệnh tật, CSSK, nâng cao thể lực, trí lực, nâng cao sức khoẻ tâm thần, sức khỏe xã hội môi trưòng. Phần tối thiểu này được coi là mặt bằng và phải được thực hiện thế nào đó khiến cho mọi người dân đều được hưởng lợi.

Việc phát triển ngành Công tác xã hội trong Y tế có thể giúp nâng cao sức khoẻ tâm thần và xã hội là một việc thiết nghĩ ngành Y tế cũng nên quan tâm.

Cập nhật khoa học kỹ thuật không để lạc hậu quá xa đối với khu vực

Để người Việt Nam có thể phát triển tương đương với các quốc gia khác, ngành Y không thể lạc hậu về khoa học kỹ thuật. Nếu Việt Nam chưa thể có đầy đủ phương tiện để tiến hành nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu những tri thức mới, ít nhất cũng phải có thể ứng dụng được những thành quả khoa học kỹ thuật. Ngành tim mạch là một ví dụ đáng hoan nghênh.

Một thị trưòng lành mạnh về thuốc và dịch vụ Y tế có thể giúp người sử dụng yên tâm khi có vấn đề cần đến Y tế. Thật ra, người dân không thể biết được thực chất thị trường này như thế nào. Người dân chỉ biết tin tưởng vào Y tế. Nếu thị trường bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tính cách con buôn nhất định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Trang 64 - 66)