Yếu tố ảnh hưởng nhu cầu

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Trang 34 - 38)

3. NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG DỊCHVỤ CSSK / YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CẦU CSSK (Phân tích kinh tế học)

3.2. Yếu tố ảnh hưởng nhu cầu

BHYT và chính sách xã hội là hai yếu tố quan trọng đối với sử dụng dịch vụ Y tế, nhất là đối với người nghèo. Để bảo đảm việc khám chữa bệnh được công

bằng và hiệu quả, cần có những chính sách cho BHYT và phúc lợi cho các đối tượng cần thiết được trợ giúp

3.2.1. BHYT

Ảnh hưởng của BHYT đến sử dụng dịch vụ Y tế

KCB ngoại trú tại các cơ sở công lập

Đối tượng TYT/ PKĐKKV (%) Bệnh viện huyện (%) Bệnh viện tỉnh/TW (%) Tổng (%) Số người (người) Có BHYT Chung 34,3 33,0 32,6 100,0 4.437 Nghèo 46,7 39,4 13,9 100,0 502 Trung bình 44,8 39,1 16,1 100.0 1.196 Giàu 26,0 28,4 45,6 100.0 2.739 Không có BHYT Chung 54,4 22,0 23,6 100,0 11.950 Nghèo 64,1 21,6 14,3 100,0 2.268 Trung bình 58,2 23,7 18,0 100,0 4.680 Giàu 44,0 20,1 35,9 100,0 5.002 Nguồn: VLSS 2002

Nhận xét thấy có hay không có BHYT, việc sử dụng dịch vụ Y tế vẫn phụ thuộc vào thu nhập. Người nghèo vẫn sử dụng TYT/PKĐKKV nhiều hơn người giàu. Người nghèo vẫn sử dụng bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương ít hơn người giàu. Tuy nhiên, người nghèo không có BHYT sử dụng TYT và PHĐKKV nhiều hơn người nghèo có BHYT. Người nghèo có BHYT sử dụng bệnh viện tuyến huyện nhiều hơn người nghèo không có BHYT. Tuy nhiên, người nghèo có hay không có BHYT vẫn sử dụng bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương tương đương. Những nhận xét này cũng có tác dụng giúp định hướng đầu tư vào tuyến điều trị nào để duy trì công bằng trong KCB

Điều lệ BHYT đầu tiên được ban hành theo nghị định 299/HĐBT năm1992. Năm 1998, Nghị định 58/1998/NĐ-CP đã điều chỉnh và cập nhật thay thế điều lệ nói trên. Năm 2005, Nghị định 63/2005/NĐ-CP được ban hành. Và năm 2009, luật BHYT đã được Quốc Hội xem xét.

Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, nhiều đối tượng mới đã được bổ sung. Ban đầu có một số văn bản quy phạm pháp luật ngoài điều lệ BNYT như quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, Pháp lệnh chăm sóc cho người cao tuổi. Những đối tượng mới tham gia BHYT bắt buộc đã được thống nhất quy định trong Điều lệ BHYT mới, ban hành theo nghị định số 63/2005/NĐ- CP Những đối tượng mới này bao gồm:

- Người lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà Nước có dưới 10 lao động

- Người lao động trong các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã

- Cán bộ, nhân viên làm việc tai các trạm y tế xã, phưòng, thị trấn - Người lao động trong các trường giáo dục mầm non

- Người lao động tại các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác

- Người lao động trong các tổ chức khác có sử dụng lao động

- Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hành tháng

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước

- Thân nhân sỹ quan quân đội đang tại ngũ và thân nhân sỹ quan nghiệp vụ thuộc lực lượng công an nhân dân

- Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên; Người nghèo

- Lưu học sinh nước ngoài đang học tập ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng.

Năm 2003, liên bộ Y tế, Tài chính ban hành thông tư 77/2003/TTLB-BYT- BTC hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyên. Tiếp theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. Việc này đã tạo điều kiện để mở rộng BHYT làm tăng thêm số người tham gia. Trong BHYT tự nguyện có một số quy định để bảo đảm quỹ. Theo thông tư số 22/2005, tỷ lệ tham gia tối thiểu cho hộ gia đình là 10% trong cộng đồng và trong học sinh-sinh viên cũng là 10% trong trường; quy định cho các thành viên của các hội đoàn là 30%.

Năm 2007, BHYT có chủ trương mới là ai muốn tham gia cũng đuợc không phụ thuộc vào tỷ lệ nói trên. Tuy nhiên việc đóng bảo hiểm và việc hưởng lợi có những quy định chuyên môn chặt chẽ nhất định để đảm bảo tránh vỡ quỹ.

Tổ chức thực hiện BHYT

BHYT trước đây là trách nhiệm của Bộ Y tế. Bắt đầu từ năm 2003, BHYT được sáp nhập vào BHXH Việt Nam và quản lý quỹ BHYT được đồng nhất với quỹ quản lý hưu trí theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong toàn quốc. Việc quản lý BHYT trước đây theo cơ chế phân cấp, phân quyền được thay thế bằng cơ chế quản lý tập trung. Theo nghị định số 100/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của BHXH Việt Nam.

Năm 2005, Vụ BHYT được thành lập tại Bộ Y tế có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý Nhà nước về BHYT trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ gồm:

- Xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển BHYT

- Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, danh mục thuốc và dịch vụ được BHYT thanh toán

- Xây dựng chính sách viện phí làm cơ sở thanh toán KCB từ quỹ BHYT và biện pháp đảm bảo chất lưọng KCB

Ngoài BHYT phúc lợi nói trên còn có BHYT thương mại. Vào năm 2000, Quốc hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm. Trong các loại bảo hiểm được

phép kinh doanh vì lợi nhuận bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn. Bảo hiểm này bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ. Luật này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ kiểu thương mại..

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w