Màng lưới Ytế dự phòng

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Trang 43 - 45)

3. NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG DỊCHVỤ CSSK / YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CẦU CSSK (Phân tích kinh tế học)

3.3.2. Màng lưới Ytế dự phòng

Vai trò chức năng

Hoạt động phòng bệnh của ngành Y tế hiện nay dưới sự quản lý của 3 cơ quan chức năng: 1. Cục Y tế dự phòng, 2. Cục Vệ sinh an toan thực phẩm, và 3. Cục Phòng chống HIV/AIDS. Ba cơ quan này trước đây cùng nằm trong Cục Y tế dự phòng, mới được tách ra vào năm 2005 để quản lý về chuyên môn sâu hơn. Các cục có liên quan đến Y tế dự phòng không những chỉ tham mưu giúp Bộ trưởng chỉ đạo các vấn đề liên quan mà còn phải thực hiện chức năng thực thi điều hành (tác nghiệp) các công việc chuyên môn tại đại phưong. Khi có lũ lụt, dịch bệnh hay ô nhiễm xảy ra, các cơ quan này còn phải trực tiếp chỉ đạo các địa phương, cử cán bộ đưa thuốc men, hoá chất xuống địa bàn chỉ đạo, xử lý nước, môi trường, tham gia dập dịch, giúp địa phương giải quyết hậu quả.

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện được chia làm 4 tuyến: 1. Tuyến trung ương, 2. Tuyến tỉnh; 3. Tuyến huyện, và 4. Tuyến xã.

 Tuyến trung ương :

- Các viện Vệ sinh Dịch tế, viện Pasteur

- Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, viện Dinh Dưỡng, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP HCM, viện Y học Biển

- Các trung tâm kiểm định, khoa học, sản xuất; viện và công ty sản xuất vắc-xin, sinh phẩm

- Các viện Sốt Rét, Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương

 Tuyến tỉnh:

- 5 trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường - 22 trung tâm phòng chống bệnh xã hội

- 64 trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thành phố - 39 trung tâm phòng chồng HIV/AIDS

- 39 trung tâm phòng chống HIV/AIDS - 8 trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế - 28 trung tâm phòng chống sốt rét

 Tuyến huyện: các trung tâm Y tế dự phòng. Nếu tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh có sự phân khoa để chỉ đạo chuyên môn sâu hơn thì tại tuyến huyện có sự phối hợp lồng ghép các hoạt động Y tế dự phòng. Mỗi huyện đều có một trung tâm Y tế dự phòng (huyện có thể không có bệnh viện huyện)

 Tại tuyến xã: các trạm Y tế xã là nơi lồng ghép thực hiện cả hoạt động phòng bệnh và hoạt động khám chữa bệnh. Tuyến xã là tuyến cơ sở dưới sự quản lý của các phòng Y tế. Song về chuyên môn, tuyến xã có sự hướng dẫn của bệnh viện huyện (cho hoạt động KCB) và sự hướng dẫn của trung tâm Y tế dự phòng (cho hoạt dộng phòng bệnh)

Các hoạt động

Các hoạt động bao gồm các hoạt động phòng chống các bệnh lây nhiễm và hoạt động phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Hoạt động phòng chống các bệnh lây nhiễm có:

- Phòng chống bệnh SARS, bệnh cúm gia cầm (H5N1) và bệnh cúm lơn (H1N1) - Phòng chống HIV/AIDS - Phòng chống sốt rét - Phòng chống sốt xuất huyết - Phòng chống lao - Phòng chống bệnh phong

- Phòng chống các bệnh có thể tránh được bằng tiêm chủng (có chương trình tiêm chủng toàn dân: ho gà, bạch hầu, uốn ván, lao, sỏi, bại liệt)

Hoạt động phòng chống các bệnh không lây nhiễm có:

- Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em - Phòng chống bướu cổ

- Phòng chống và chăm sóc bệnh tâm thần - Phòng chống ung thư

- Phòng chống đái tháo đưòng

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w