3. NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG DỊCHVỤ CSSK / YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CẦU CSSK (Phân tích kinh tế học)
3.1 Nhu cầu CSSK
Như trình bày trong phần sức khoẻ và bệnh tật /những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật, dịch vụ CSSK không chỉ đơn thuần là khám chữa bệnh hay phòng bệnh mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác. Đó là mội trường với đủ loại ô nhiễm cần xử lý; là những nguy cơ tai nạn chấn thương, ngộ độc cần phòng tránh; là những hành vi không mong muốn của con người cần thay đổi, là hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi người cần sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng, v.v.
Theo “Điều tra mức sống Việt Nam VLSS” 2002, hàng năm bình quân mỗi người sẽ có 1,5 đợt ốm, Như vậy, với dân số 85 triệu người, hàng năm có khoảng 127,5 triệu đợt ốm trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, hàng năm có khoảng 1,5 triệu trẻ em sinh ra và cả nước có khoảng 3% người khuyết tật đòi hỏi có những chăm sóc riêng.
Nhu cầu KCB của người nghèo nhiều hơn của người giàu. Khoảng 22% người nghèo tự khai là sức khoẻ của mình yếu so với chỉ có 10% người giàu tự khai là mình có sức khoẻ yếu. Khoảng 18,2% hộ nghèo có thành viên là người khuyết tật so với chỉ có 8,3% hộ giàu tự khai có thành viên là người khuyết tật. Khoảng 70% phụ nữ nghèo sinh con so với chỉ có 39% phụ nữ giàu sinh con. Khoảng 6,4% hộ nghèo có người bị bệnh nặng phải nằm một chỗ trong năm so với chỉ có 3,3% hộ giàu có người bị ốm phải nằm một chỗ trong năm. Khoảng 5,2% hộ nghèo có trẻ chết chu sinh so với chỉ có 2,2% hộ giàu có trẻ chết chu sinh. Khoảng 21% hộ nghèo có người mắc bệnh truyền nhiễm so với chỉ có 12% hộ giàu có người bị mắc bệnh truyền nhiễm. (Nguồn: VLSS 2004).
Vấn đề ở đây là, nếu có sự khác biệt về bệnh tật khác nhau thì nhất thiết việc sử dụng dịch vụ Y tế cũng khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Việc tiếp cận dịch vụ Y tế của người nghèo ở các tuyến là một vấn đề cần suy nghĩ sao cho thích hợp. Vấn đề BHYT có làm cho sự tiếp cận này tốt lên không cũng là một vấn đề phải xem xét.
Hành vi lựa chọn CSSK
Khi ốm đau, một số người có thể không điều trị gì, một số người mua thuốc tự điều trị và một số người tìm đến Y tế.
Lựa chọn CSSK
Hành vi lựa chọn CSSK (%) Không chữa bệnh khi có vấn đề ốm đau 3%
Mua thuốc tự điều trị 73%
Phân tích của Điều tra mức sống Việt Nam VLSS 2002 cho thấy:
- Không điều trị có nhiều lý do. Tỷ lệ người già ốm không chữa bệnh nói chung cao hơn, khoảng 30% (Nguồn: Chương trình ngưòi già của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, 2006). Lý do để giải thích vì sao không đi KCB thường được gắn với tình trạng nặng nhẹ của bệnh (qua phân tích hồi quy). Trong số những người bị mắc bệnh nặng mà không đi khám bệnh có 32% khai là vì không có tiền và 3% khai là cơ sở Y tế quá xa nhà. Có 53% người nghèo bị bệnh nặng không đi khám bệnh khai là vì không có tiền. Đây là một vấn đề mang tính xã hội
- Tỷ lệ những người ốm tự mua thuốc về tự điều trị rất cao lên tới 73%. Lý do tự điều trị có thể là:
+ Bệnh nhẹ tự thấy có thể đến hiệu thuốc mua thuốc chữa + Cho rằng nhà thuốc có thể tư vấn mua thuốc gì
+ Bệnh giống như những lần ốm trước mua thuốc chữa theo kinh nghiệm
+ Có đơn thuốc cũ cứ mua thuốc chữa theo như lần trước + Theo sự mách bảo mua người quen.
Như vậy, việc tự điều trị có nhiều nguy cơ tới sức khoẻ nhưng nhân dân chưa nhận thức được điều đó. Đây là một vấn đề mang tính Y tế.
- Sử dụng dịch vụ Y tế trước hết là sử dụng dịch vụ Y tế công và dịch vụ Y tế tư. Qua điều tra thấy có 280 lượt KCB trên 100 người dân tại cơ sở Y tế công so với 287 lượt KCB trên 100 người dân tại cơ sở Y tế tư (khám chữa bệnh ban đầu).
Lý do KCB tại cơ sở Y tế tư gồm: + Thuận tiện
+ Chi phí không quá cao, có thể chịu đựng được + Không phải chờ đợi lâu
+ Thái độ dễ chịu hơn
Hành vi lựa chọn CSSK còn tuỳ thuộc vào lựa chọn cơ sở để KCB nội trú hay để KCB ngoại trú. Trạm Y tế và phòng khám đa khoa khu vực tuy là những cơ sở không có giường bệnh, song vẫn có một số giường lưu.
Sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú
Người dân có xu thế sử dụng dịch vụ Y tế tư ngoài công lập để KCB ngoại trú. Có 63% lượt người giàu và 53% trường hợp người nghèo KCB ngoại trú tại cơ sở Y tế tư nhân (Nguồn: VLSS, 2002). Một nghiên cứu khác cho thấy có khoảng 20%-30% người nghèo KCB ngoại trú tại cơ sở Y tế tư nhân (Viện Chiến lược, Bộ Y tế, 2000).
Tình hình KCB ngoại trú tại các cơ sở Y tế công lập (trạm Y tế xã (TYT), phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh và bệnh viện tuyến trung ương) tuỳ thuộc vào đối tượng là giàu hay nghèo, tuỳ thuộc vào vùng đồng bằng hay vùng núi.
KCB ngoại trú tại các cơ sở công lập Đối tượng TYT/
PKĐKKV (%) Bệnh viện huyện (%) Bệnh viện tỉnh/ TW (%) Tổng (%) Số người (người) Theo thu nhập Nghèo 63,8 23,3 12,9 100,0 3.488 Trung bình 56,7 26,0 17,3 100,0 6.940 Giàu 37,3 22,4 40,3 100,0 9.146 Theo vùng Miền núi 61,5 25,3 13,2 100,0 5.021 Đồng bằng 45,6 23,5 30,9 100,0 14.551 Nguồn: VLSS 2002
Tỷ lệ người nghèo sử dụng TYT và PKĐKKV nhiều hơn người giàu (63,8% so với 37,3%. Ngựoc lại, tỷ lệ người nghèo sử dụng bệnh viên tỉnh và bệnh viện TW ít hơn người giàu (12,9% so với 40,3%%). Miền núi sử dụng TYT và
PKĐKKV nhiều hơn đồng bằng (61,5% so với 45,6%). Ngược lại, miền núi sử dụng bệnh viện tỉnh và bệnh viện TW ít hơn đồng bằng (13,2% so với 30,9%).
Sử dụng dịch vụ KCB nội trú
Hành vi lựa chọn KCB nội trú chịu ảnh hửơng rất nhiều bởi mức độ thu nhập (mức sống) của gia đình bệnh nhân. Các cơ sở để người bệnh lựa chọn để khám chữa bệnh nội trú bao gồm: Trạm Y tế xã, Phòng khám đa khoa khu vực, Bệnh viện huyện, Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện trung ương, Các cơ sở Y tế Nhà nước khác, Các cơ sở Y tế ngoài công lập.
Các nhóm thu nhập được phân ra thành: Nghèo, Cận nghèo, Trung bình, Khá và Giàu Tình hình KCB nội trú Mức sống TYT/ PKĐKKV BV huyện BV tỉnh BV trung ương Cơ sở Y tê Nhà nước khác Cơ sở Y tế ngoài công lập Tổng Nghèo 24,4 42,0 23,4 3,9 2,3 4,0 100,0 Cận nghèo 22,8 36,0 26,4 5,9 3,5 4,5 100,0 Trung bình 15,6 37,4 33,1 5,5 4,2 4,2 100,0 Khá 10,1 32,4 39,4 9,3 5,3 3,6 100,0 Giàu 5,4 16,9 51,0 13,8 7,5 5,4 100,0 Tổng 15,8 33,3 34,5 7,6 4,5 4,3 100,0 Nguồn VLSS 2002. (Đơn vị: %)
Tỷ lệ sử dụng TYT/PKĐKKV và bệnh viện huyện giảm dần từ nghèo đến giàu. Ngược lại, tỷ lệ sử dụng bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương tăng dần từ nghèo đến giàu. Tỷ lệ sử dụng các cơ sở Y tế ngoài công lập không khác biệt nhiều giữa các nhóm thu nhập. Đa số bệnh nhân tìm kiếm khám chữa bệnh nội trú tại tuyến bệnh viện huyện và tuyến bệnh viện tỉnh. Những nhận xét này giúp hoạch định các
kế hoạch đầu tư vào tuyến nào để đa số người dân được sử dụng, vào tuyến nào để người nghèo được sử dụng nhiều.
Sử dụng dịch vụ phòng bệnh
Trong phần trình bày “Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật” đã nêu lên tính đa dạng của CSSK. Ngành Y tế không những chỉ có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ nhằm làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tật. Chỉ có điều là dịch vụ phòng bệnh, chống các nguy cơ mắc bệnh thường là những dịch vụ hướng tới các cộng đồng chứ không hướng tới các cá nhân, hướng tới phòng bệnh cho người chưa mắc bệnh. Vì vậy, đây là nhu cầu của cộng đồng chứ không phải là nhu cầu của cá nhân. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cũng đã trở thành nhu cầu cá nhân. Một số loại vắc-xin mà Nhà nước chưa thể cung ứng cho số đông cũng đã được một số người sẵn sàng chi trả để được sử dụng. Một số cộng đồng cũng đã sẵn sàng chi trả để phun thuốc trừ sâu chống một số bệnh do côn trùng truyền.
Trong nhu cầu phòng bệnh bao gồm nhu cầu phòng các bệnh có thể ngừa được bằng vắc-xin (bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao trẻ em và bại liệt là 6 bệnh trong chưong trình tiêm chủng; viêm gan vi-rút, viêm não vi-rút, thương hàn, tả, thuỷ đậu, ru-bê-ôn, quai bị và dại là những bệnh chưa nằm trong chương trình tiêm chủng), các bệnh có thể ngừa được bằng diệt trừ trung gian truyền bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết), các bệnh có thể ngừa được bằng trị liệu (nhiễm trùng hô hấp cấp, ỉa chảy cấp, lao, phong), các bệnh có thể ngừa được bằng quản lý dịch (bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cúm gia cầm, SARS, cúm lợn, HIV/AIDS). Nói như vậy có nghĩa là các dịch vụ phòng chống bệnh tật rất đa dạng và phương pháp phòng chống dịch khác với phương pháp điều trị.