4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨ C/ ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ 2011-
4.3. Định hướng phát triển hệ thống Ytế dựa trên BHYT toàn dân 2001-2020.
Sự thách thức quan trọng nhất là chệnh lệch sức khỏe giữa các nhóm người giàu nghèo, giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu nói trên cần có một hệ thống Y tế bảo đảm sự công bằng.
Lựa chọn hệ thống Y tế dựa trên BHYT toàn dân đã được Quốc Hội thông qua năm 2009. Song, Quốc Hội mới chỉ thông qua luật BHYT với định hướng BHYT toàn dân, chưa đề cập tới một hệ thống Y tế dựa trên BHYT toàn dân. Hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam với 30 năm lịch sử của nó đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân. Người Việt Nam đã có tuổi thọ cao hơn các quốc gia có cùng mức thu nhập. Thành công của hệ thống Y tế này nhờ ở tính công bằng trong CSSK của nó; mọi người dân đều được chăm sóc toàn diện. Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội nói chung, hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa này đã được thay thế bằng một hệ thống Y tế công tư kết hợp.
Đổi mới kinh tế xã hội đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn, tạo ra mức tăng trưỏng kinh tế cao hơn trên cơ sở thúc đẩy động cơ sản xuất của người lao động. Song, đổi mới kinh tế xã hội cũng đã thúc đẩy sự phân tầng xã hội giàu
nghèo. Phân tích của tổng quan này cho thấy, tình hình sức khoẻ cũng như tình hình sử dụng chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ Y tế kém xa so với người giàu, nông thôn kém xa so với thành thị, nông thôn miền núi kém xa so với nông thôn đồng bằng. Trong khi đó, dân số nông thôn lại nhiều hơn dân số thành thị.
Hệ thống Y tế đổi mới công tư kết hợp hiện nay do đó cần tiến tới một hệ thống bảo đảm công bằng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với phát triển hơn. Hệ thống Y tế công tư kết hợp hiện nay không thể giúp cho toàn dân giải quyết vấn đề dinh dưỡng phòng tránh thấp còi, không thể giúp cho toàn dân giải quyết vấn đề sức khoẻ tâm thần phòng trách các rối loạn tâm thần, không thể giúp cho toàn dân có được tâm lý xã hội thoải mái nâng cao năng suất lao động. Lý do là hệ thống Y tế công tư kết hợp vẫn có sự phân biệt giữa những người có tiền và những người không có tiền.
Như đã phân tích ở phần trên, nếu lựa chọn hệ thống Y tế dựa trên thuế thu nhập để chăm sóc toàn diện như ở Anh quốc thì người Việt Nam hiện nay chưa có nhiều thu nhập để chỉ với thuế thu nhập đã có thể tài chính cho y tế và giáo dục. Nếu lựa chọn hệ thống Y tê tư nhân như ở Mỹ thì chăm sóc sức khoẻ quá đắt đỏ, giá phí leo thang, Việt Nam chưa đủ giàu để “xài sang” như ở Mỹ. Nếu lựa chọn hệ thống BHYT toàn dân dựa trên bảo hiểm bắt buộc lấy ra từ thu nhập, người Việt Nam cũng chưa có thu nhập thật để thu. Vậy Việt Nam phải lựa chọn hệ thống Y tế nào để có thể công bằng, hiệu quả và phát triển.
Xu thế giải quyết vấn đề này hiện nay là dựa trên BHYT toàn dân. Mô hình BHYT toàn dân và mô hình Hệ thống Y tế dựa trên BHYT toàn dân có một số điểm khác nhau. Nó đòi hỏi hệ thống cung ứng CSSK hoạt động dựa vào phương thức BHYT, không để cho bệnh nhân và thầy thuốc quan hệ với nhau thông qua đồng tiền, và có một người trung gian (BHYT) ở giữa dàn xếp vấn đề này. Nói như vây, hệ thống cung ứng dịchvụ và tài chính Y tế cũng phải kết cấu trên BHYT toàn dân trong quá trình phát triển và hình thành của nó.