3. NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG DỊCHVỤ CSSK / YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG CẦU CSSK (Phân tích kinh tế học)
3.4. Yếu tố ảnh hưởng cung ứng CSSK
Những yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng có thể bao gồm: - Tài chính - Nhân lực - Trang thiết bị Y tế - Thuốc - Khoa học kỹ thuật 3.4.1. Tài chính Y tế
Làm thế nào để có nguồn lực cho Y tế hoạt động và sử dụng nguồn lực thế nào cho có hiệu quả nhất vẫn là những câu hỏi được đặt ra. Phân tích thu để biết nguồn lực có thể từ đâu, phân tích chi để biết nguồn lực đươc phân bổ thế nào có hơp lý không. Và, chính sách tài chính giúp để có cơ chế huy động thêm nguồn lực cho CSSK.
Thu:
Cơ cấu nguồn thu cho Y tế (%)
Nguồn thu Năm
1998 1999 2000 2001 2002 2003 Ngân sách Nhà nước 26,2 26,3 22,3 23,3 21,2 22,6 BHYT 3,8 3,1 3,1 4,0 4,4 4,8 Hộ gia đình 63,2 61,2 62,7 58,4 56,6 55,1 Y tế ngoài Nhà nước 4,1 6,0 9,2 11,6 14,3 14,9 Nước ngoài 2,8 3,4 2,7 2,7 3,4 2,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tài khoản Y tế Quốc gia
Sự đóng góp của các hộ gia đình (tiền túi của người sử dụng) chiếm tỷ trọng lớn từ 55,1% đến 63,2% của tổng thu là một điều chưa hợp lý trong cách nhìn Y tế công cộng. Tuy nhiên tỷ trọng này cũng đã có chiều hướng giảm từ 63,2% xuống 55,1% trong 6 năm theo dõi. Đáng tiếc là tỷ trọng ngân sách Nhà nước cũng giảm.
Tuy nhiên theo chính sách xã hội hoá, nguồn thu từ BHYT và từ Y tế ngoài Nhà nước có xu thế tăng lên.
Chi:
Cơ cấu tổng chi Y tế toàn xã hội theo loại hoạt động Y tế như sau: 40% cho KCB nội ngoại trú, 43% tự điều trị, 15% phòng bệnh và y tế cộng đồng, 2% cho các khoản chi khác
Trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước: 60% chi cho KCB; 25%-28% chi cho phòng bệnh; còn 12%-15% chi cho các hoạt động Y tế khác. Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách địa phương và ngân sách trung ương.
Ngân sách trung ương chi 40% cho KCB; 55%-56% chi cho phòng bệnh. Còn lại chi cho các hoạt động khác.
Ngân sách địa phương chi 70% cho KCB; 15% cho phòng bệnh; còn lại chi cho các hoạt động Y tế khác.
Ngân sách Nhà nước còn được sử dụng để chi cho nhân viên Y tế công, chi cho bảo dưỡng sửa chữa, và chi cho nghiệp vụ (máu, vật tư tiêu hao, v.v.). Tỷ trọng dùng ngân sách nhà nước chi cho lương lên tới 35%.
Chính sách
Trong 10 năm 2001-2010 đã có nhiều chính sách tài chính Y tế được thực hiện:
- Chính sách xã hội hoá - Chính sách BHYT
- Chính sách bao cấp thông qua người sử dụng dịch vụ y tế - Chính sách viện phí, Chính sách phân cấp tài chính công - Chính sách tự chủ tài chính
Những chính sách này nhằm giải quyết vấn đề thiếu ngân sách Nhà nước cho Y tế. Đó là những chính sách mang tính chiến thuật chưa có chính sách nào được thực hiện có tính bền vững