b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót
3.3.4. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nộ
các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND thì sự phối hợp hoạt động giữa VKSND thành phố cũng như các VKSND các quận huyện với các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Như các phần trên đã phân tích thì thực hành quyền công tố chính là hoạt động của VKSND cũng như các cơ quan tư pháp khác (như: cơ quan điều tra, tòa án...) nhằm truy cứu trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hành quyền công tố là nhiệm vụ chính của VKSND. Nhưng việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các đối tượng vi phạm pháp luật còn phụ thuộc vào hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và hoạt động xét xử của cơ quan tòa án; và sau khi bản
án có hiệu lực thì còn phụ thuộc vào hoạt động của cơ quan THA. Mặc dù cùng nằm trong hệ thống các cơ quan tư pháp nhưng các cơ quan này lại có vị trí độc lập (tương đối) với hoạt động của VKSND. Chính vì vậy, để đưa một vụ việc ra truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách chính xác, đúng đối tượng và đúng pháp luật thì sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tư pháp nói chung với VKSND trên địa bàn thành phố có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm là nhiệm vụ của toàn xã hội, của mọi cấp, mọi ngành và của mọi công dân; nhưng trong đó nòng cốt phải là các cơ quan tư pháp của Nhà nước mà trong đó VKSND là một thành viên quan trọng.
Để cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả thì sự thống nhất về ý chí và phối hợp có hiệu quả trong hành động của các cơ quan tư pháp với nhau nói chung và giữa VKSND với các cơ quan tư pháp khác nói riêng là điều kiện tiên quyết.
Đây là quá trình phối hợp giữa các cơ quan tư pháp nhằm kiên quyết đấu tranh, loại trừ các hành vi vi phạm và tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Sự phối hợp đó không chỉ được thể hiện trong quá trình đấu tranh phòng chống các biểu hiện vi phạm pháp luật cụ thể thông qua việc xử lý, giải quyết những vụ án cụ thể; Mà nó còn phải được thể hiện trong sự thống nhất ý chí từ khâu chỉ đạo điều hành giữa các cấp lãnh đạo của các cơ quan tư pháp với nhau cũng như giữa các cơ quan tư pháp với VKSND các cấp.
Trong quá trình chỉ đạo điều hành các cấp lãnh đạo cần chú trọng việc hướng dẫn thực hiện pháp luật một cách thống nhất, tạo ra một sự nhận thức thống nhất giữa các ngành đối với các quy phạm pháp luật cụ thể cũng như hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng.
Trong khi trực tiếp giải quyết các vụ án cụ thể thì sự phối hợp hành động giữa các nhân viên các cơ quan tư pháp với tinh thần đoàn kết, nhất trí, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm cũng như các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí cũng là yếu tố quan trọng.
Phối hợp hành động giữa VKSND với các cơ quan tư pháp có hiệu quả cũng chính là biện pháp nhằm tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND.