và gia đình, Hành chính - Kinh tế - Lao động...
Trong những năm qua, tình hình vi phạm và tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình đưa đến Tòa án giải quyết không tăng, nhưng tính chất phức tạp.
Hiện nay, trong các quy định của pháp luật thì nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật được quy định tại các điều 15, 17, 18 Luật tổ chức VKSND và một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và Luật phá sản doanh nghiệp. Theo các văn bản pháp luật này, khi
thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau là:
- Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án, yêu cầu TAND hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án;
- Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; tham gia phiên tòa xét xử những vụ án mà VKS đã khởi tố, kháng nghị hoặc pháp luật quy định; đối với những vụ án khác, VKSND có thể tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết;
- Yêu cầu TAND cùng cấp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của TAND theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định, trong những năm qua, mặc dù với biên chế có hạn nhưng VKSND thành phố Hà Nội và VKSND các quận huyện luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật và đạt được những kết quả đáng kể trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Trong công tác kiểm sát, VKSND hai cấp trên địa bàn thành phố đã phát hiện được nhiều vi phạm pháp luật của TAND trong việc thụ lý, lập hồ sơ và giải quyết vụ án về dân sự, lao động, hành chính, kinh tế mà điển hình là:
- Tình hình thụ lý đơn kiện còn chậm, có nhiều trường hợp thụ lý nhưng không yêu cầu các bên cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời để làm căn cứ cho việc xem xét, giải quyết vụ án; nhiều vụ án phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án để điều tra xét xử lại từ đầu, nhưng tòa án cấp sơ thẩm cũng không điều tra bổ sung theo yêu cầu của bản án phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm nên nhiều vụ án, nhất là án dân sự và án kinh tế phải xử đi xử lại nhiều lần, qua nhiều cấp vẫn không giải quyết dứt điểm được.
- Trong việc thụ lý, nhiều trường hợp Tòa án xác định không đúng tư cách của đương sự, có sự lẫn lộn giữa bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Trong quá trình tiến hành hòa giải, việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nhiều khi không đúng thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, còn xảy ra không ít trường hợp hòa giải vắng mặt đương sự, nhất là án ly hôn và án kinh tế; hòa giải không có thẩm phán chủ trì ký biên bản hòa giải.
- áp dụng Luật nội dung và Luật tố tụng không đúng, nhất là những vụ án dân sự và hành chính về tranh chấp đất đai; xác định quan hệ tranh tụng còn nhầm lẫn giữa tranh tụng dân sự với kinh tế, điều này thường xuyên xảy ra đối với việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng,…
- Vi phạm thời hạn giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động,… khá phổ biến ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Có nhiều vụ việc ra bản án còn chậm đến 2 hoặc 3 tháng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật cũng còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm: do số lượng án dân sự cũng như các tranh chấp trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, lao động ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, trong khi biên chế cán bộ, kiểm sát viên làm công tác này hầu như không được tăng dẫn đến tình trạng quá tải, chất lượng và hiệu quả công tác không cao; thêm vào đó, quy định của pháp luật hiện hành còn chưa đầy đủ nên việc nhận thức và vận dụng pháp luật để thực hiện công tác kiểm sát còn gặp nhiều khó khăn, làm hạn chế đến hiệu quả của công tác kiểm sát.
Tình trạng vi phạm tập trung của cơ quan xét xử xảy ra còn nhiều như: Thụ lý đơn khởi kiện của đương sự không đúng quy định của pháp luật, điều tra trước khi thụ lý vụ án; điều tra không đầy đủ đã đưa ra xét xử, vi phạm các thủ tục, trình tự trong hòa giải, xét xử; đáng chú ý là án để quá hạn luật định còn phổ biến, án xét xử bị cải sửa, hủy tỷ lệ bình quân trong những năm gần đây chiếm xấp xỉ 50%, không được làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể nên chưa có giải pháp khắc phục hậu quả.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, VKSND thành phố và các quận huyện đã góp phần cùng với ngành Tòa án giải quyết có hiệu quả các vụ án Dân sự. Tuy nhiên, việc tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên ở cá trình tự sơ thẩm, phúc thẩm đạt tỷ lệ còn thấp, trình độ phát hiện vi phạm trong quá trình lập hồ sơ, hòa giải, xét xử... hạn chế, ít phát
hiện được vi phạm để điều tra bổ sung, tự điều tra bổ sung, kháng nghị theo các trình tự chưa được nhiều, trong khi án có vi phạm bị cải sửa ở cấp phúc thẩm còn chiếm tỷ lệ cao, chất lượng kháng nghị một số vụ án còn thấp, phải rút kháng nghị hoặc không được Tòa chấp nhận. Còn tình trạng tiếp nhận xử lý đơn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
Trong những năm qua, tình hình thụ lý giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao động của Tòa án cấp sơ thẩm tăng không nhiều, nhưng nội dung thì rất phức tạp và đa dạng, công tác kiểm sát việc giải quyết án sơ thẩm hành chính - kinh tế - lao động của VKSND thành phố cũng như VKS các quận huyện cũng có một số điểm cần lưu ý là:
Tình trạng vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc thụ lý, lập hồ sơ và thực hiện tố tụng giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao động cũng xảy ra nhiều nhưng VKSND các cấp ít phát hiện được vi phạm để kiến nghị sửa chữa hoặc báo cáo VKS cấp trên kháng nghị theo thẩm quyền.