Quyền tư pháp và hoạt động thực hiện quyền tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 26 - 35)

Để có cơ sở xác định pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND; trước hết cần làm rõ quyền tư pháp và hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước ta:

Quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. ở nước ta quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất không thể phân chia song có sự phân công phân nhiệm cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện các quyền đó.

Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Quyền lập pháp là quyền làm Hiến pháp và làm luật. Song việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta ngoài Quốc hội ra còn có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Những văn bản quy phạm pháp luật này là văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp và luật.

Quyền hành pháp do Chính phủ thực hiện. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội đồng thời là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước ta. "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" nên đương nhiên quản lý hành chính nhà nước cũng chủ yếu bằng pháp luật. Vì thế, khái niệm quyền hành pháp được hiểu là việc tổ chức thực hiện pháp luật bằng quyền uy của Nhà nước.

Sản phẩm hoạt động lập pháp và lập quy là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; là hệ thống pháp luật hiện hành của nhà nước. Để pháp luật được thực hiện, các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, duy trì để pháp luật vào được cuộc sống. Mục đích chung, chủ yếu của việc thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp là thiết lập pháp chế và trật tự pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật không phải khi nào cũng vào cuộc sống một cách suôn sẻ. Pháp luật vẫn bị vi phạm trong đời sống xã hội ở những mức độ và tính chất nguy hiểm ít nhiều khác nhau, do những hành vi vi phạm pháp luật của con người.

Khoa học pháp lý đã khái quát trong thực tế bốn loại vi phạm pháp luật. Các loại vi phạm pháp luật đó là: vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm kỷ luật nhà nước và vi phạm pháp luật hình sự. Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước phải bảo vệ pháp luật nhằm loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội. Quyền tư pháp ra đời từ đó. Vậy tư pháp là gì? và quyền tư pháp là gì? Tư pháp theo nghĩa Hán - Việt là bảo vệ giữ gìn pháp luật. Quyền tư pháp là sự thực hiện quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ, giữ gìn pháp luật. Trong đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý, điều tra, truy tố và xét xử những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm (trong Bộ luật hình sự) thiết lập lại các trật tự pháp luật đã bị xâm phạm.

Tư pháp được hiểu ở những cấp độ rộng hẹp khác nhau. Theo ý nghĩa rộng nhất của từ này, "tư pháp" là bảo vệ pháp luật, ở đâu có vi phạm pháp luật thì ở đó đòi hỏi có sự bảo vệ pháp luật. Bảo vệ pháp luật bao hàm cả hoạt động hoà giải, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, xử lý kỷ luật nhà nước; xử lý vi phạm pháp luật hành chính;

giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết các vụ án hình sự.

Theo nghĩa hẹp hơn, "tư pháp" là hoạt động xét xử của các Tòa án nhằm bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Đó là hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) nhân danh nhà nước xét xử các vụ án dân sự, kinh tế - lao động - hành chính và hình sự.

Như vậy, thực hiện quyền tư pháp cùng với việc thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp là các phương pháp chủ yếu thực hiện quyền lực nhà nước. Nếu thiếu một trong ba quyền nêu trên thì Nhà nước sẽ mất đi khả năng "cai trị xã hội" hay khả năng quản lý xã hội.

* Về hoạt động của nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp

Theo nghĩa của nội hàm khái niệm "tư pháp" và "quyền tư pháp", hoạt động thực hiện quyền tư pháp của nhà nước là hoạt động tài phán bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế. Vấn đề đặt ra là cần xác định khái niệm và phạm vi hoạt động tư pháp của nhà nước. Vì thế cần phân định các hoạt động nhân danh nhà nước bảo vệ pháp luật và các hoạt động bảo vệ pháp luật của các tổ chức và cá nhân không nhân danh nhà nước. Thực tiễn của đời sống pháp luật có các loại hoạt động bảo vệ pháp luật sau đây:

Thứ nhất, đó là các hoạt động bảo vệ pháp luật khi phát sinh tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các đương sự mà chưa cần nhờ nhà nước bảo vệ. Trong những trường hợp này các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ hòa giải ở cơ sở hoặc các bên đương sự tự dàn xếp, đàm phán với nhau để giải quyết các tranh chấp về dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hoặc ngoài hợp đồng về dân sự và kinh tế vừa là nguyên tắc vừa là bước hay giai đoạn bắt buộc đối với các tranh chấp nêu trên. Riêng về việc giải quyết các tranh chấp kinh tế có thể giải quyết qua thủ tục hòa giải hoặc qua tổ chức trọng tài kinh tế phi chính phủ.

Thứ hai, là các hoạt động bảo vệ pháp luật thông qua việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phải là của TAND. Các hoạt động này rất đa dạng diễn ra trên một phạm vi rất rộng bằng nhiều hình thức

bảo vệ pháp luật - chống vi phạm pháp luật của nhiều cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương, cơ sở. Theo pháp luật hiện hành các cơ quan nhà nước được phân công bảo vệ pháp luật như sau:

- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước cùng cấp và các cơ quan nhà nước cấp dưới. Các cơ quan này xử lý các hành vi vi phạm Hiến pháp, luật, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước hoặc của cán bộ công chức trong khi thi hành công vụ.

- Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật hành chính, xử phạt hành chính đối với cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc đối với các tổ chức, công dân.

Theo Pháp lệnh xử phạt hành chính và các nghị quyết, nghị định của Chính phủ cụ thể hóa pháp lệnh về xử phạt hành chính, thì cơ quan hành chính nhà nước có quyền hạn xử phạt hành chính khi có vi phạm xảy ra trên lãnh thổ, lĩnh vực xã hội hoặc ngành kinh tế kỹ thuật mà mình trực tiếp quản lý. Các cơ quan quản lý nhà nước còn có trách nhiệm bảo vệ pháp luật trong việc tiếp dân giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của nhân dân; thực chất là xử lý các quyết định quản lý, các hành vi hoạt động công vụ trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và của công dân.

- Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh và quản lý bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật không chỉ là tổ chức duy trì cho các đối tượng bị quản lý tuân thủ và chấp hành pháp luật, mà chính các cơ quan quản lý nhà nước phải "đặt mình dưới pháp luật", tôn trọng và thực hiện pháp luật. Trong điều kiện đổi mới ở nước ta khi xóa bỏ cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước là đặc biệt quan trọng. Những vi phạm pháp luật trong việc ra các quyết định quản lý nhằm cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân đang diễn ra rất phức tạp. Các vi phạm đã xảy ra và có thể xảy ra đó

là: cho phép trái thẩm quyền, ra lệnh bác bỏ các yêu cầu đề nghị chính đáng của công dân; xác nhận, chứng nhận công chứng sai sự thật khách quan; kết luận thanh tra, kiểm tra không khách quan toàn diện; cưỡng chế sai trái v.v... Những quyết định quản lý nào còn mang nặng tính cục bộ, bản vị địa phương chủ nghĩa; những quyết định nào nhân danh nhà nước mà lại nhũng nhiễu nhân dân, gây phiền hà cho nhân dân đều cần được xử lý nghiêm minh trên cơ sở pháp luật. Hoạt động của thanh tra nhà nước và thanh tra của các ngành có vai trò quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật. Thanh tra là dạng hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan Thanh tra nhà nước. Song Thanh tra nhà nước là một loại cơ quan đặc thù nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước chuyên thanh tra các vụ việc phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước nhằm xác định đúng sai, có kết luận để kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính nếu có vi phạm pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan thanh tra phải chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật khác như cơ quan điều tra và VKSND để xử lý theo trình tự tố tụng hình sự.

Thứ ba, là hoạt động bảo vệ pháp luật của TAND, các cơ quan điều tra, và VKSND. TAND có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh tế. Đối với các tranh chấp dân sự, lao động, kinh tế khi hòa giải không thành, một trong các bên đương sự có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật tố tụng. Như thế các tranh chấp đó chuyển hóa thành vụ án. Đối với các tranh chấp hành chính khi giải quyết khiếu nại, tố cáo đến cấp cuối cùng mà người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với kết luận giải quyết của cấp cuối cùng đó thì đương sự có quyền đưa vụ việc ra Tòa án hành chính để Tòa án hành chính xét xử theo trình tự tố tụng hành chính.

Trong các vụ án hình sự, mối quan hệ giữa nhà nước và tội phạm được giải quyết theo trình tự của pháp luật tố tụng hình sự. Vai trò của VKSND, cơ quan điều tra hình sự và TAND là đặc biệt quan trọng. Do tính chất của các vụ án hình sự nói riêng và các loại án khác nói chung mà khoa học pháp lý coi TAND và VKSND là cơ quan tư pháp tiêu biểu của nhà nước. Đương nhiên VKSND, TAND và cơ quan điều tra thực hiện hoạt động tư pháp không chỉ bằng quyền uy của quyền lực nhà nước có tính chất mệnh lệnh thuần túy mà còn bằng sức mạnh bạo lực cưỡng chế cao nhất của quyền lực nhà nước. Nhưng chỉ coi các cơ quan nhà nước này mới là cơ quan tư pháp; và chỉ coi

các cơ quan nhà nước này mới thực hiện quyền tư pháp thì lại thiếu toàn diện và không thấy hết sự tinh tế của khoa học tổ chức phân công lao động thực hiện quyền tư pháp của bộ máy nhà nước ta. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phân nhiệm và có sự phối hợp hoạt động nhằm thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nguyên tắc này cũng được vận dụng cụ thể hơn trong thực hiện quyền tư pháp như đã nêu trên.

Thứ tư, là các cơ quan, tổ chức cá nhân hoạt động bổ trợ tư pháp.

Về khái niệm "bổ trợ tư pháp" hay "hỗ trợ tư pháp" hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Song, các hoạt động bổ trợ tư pháp đang tồn tại cùng với các hoạt động tư pháp chủ yếu của các cơ quan nhà nước đáp ứng đòi hỏi của quá trình giải quyết các tranh chấp và các vụ án được khách quan, công bằng, đúng pháp luật và thi hành các quyết định và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Các hoạt động đó là: Tư vấn pháp lý, bào chữa, giám định tư pháp, công chứng và thi hành án (THA).

Tư vấn pháp lý được hiểu là việc cung ứng các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ hay

gọi là trợ giúp các tổ chức, cá nhân thiếu hiểu biết pháp luật. Các dịch vụ pháp lý thường là việc giải thích pháp luật và chỉ dẫn người có nhu cầu (gọi là khách hàng) bằng cách đưa ra lời khuyên làm đúng pháp luật và có lợi nhất hoặc đâu là lời khuyến cáo để khách hành làm những gì pháp luật cấm hay không tiếp tục vi phạm pháp luật. Dịch vụ pháp lý còn là hoạt động soạn thảo văn bản hợp đồng, soạn thảo di chúc và các đơn từ khác. Nguồn cung ứng các dịch vụ này có thể là các công ty luật hoặc luật sư với tư cách cá nhân.

Bào chữa là hoạt động tham gia tố tụng của các bên đương sự, trong giải quyết

các tranh chấp, hoặc xét xử các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, đặc biệt cần thiết trong tố tụng hình sự. Bào chữa do các bên đương sự, bên bị hại, bị can, bị cáo tự bào chữa hoặc thuê bào chữa viên nhân dân, hoặc luật sư. Khi người luật sư được đích danh theo yêu cầu của bên bị hại, của bị cáo thì bị người luật sư đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quá trình tố tụng. Vì thế luật sư khi tham gia tố tụng hình sự được coi như một chức danh tư pháp bắt buộc.

Giám định tư pháp bao gồm giám định kỹ thuật hình sự, giám định pháp y và

pháp y tâm thần, giám định công trình xây dựng, giám định hàng hóa, giám định âm thanh, chữ viết và chữ ký v.v... Giám định tư pháp là giám định mặt khách quan của vi phạm pháp luật và tội phạm, đó là những bằng chứng sự thật khách quan giúp cho việc giải quyết các tranh chấp pháp lý và xét xử các vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Kết quả giám định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Các tổ chức giám định tư pháp do các giám định nên viên thực hiện theo yêu cầu của cơ quan điều tra, cơ quan công tố hoặc Tòa án.

Công chứng là việc các cơ quan công quyền thừa nhận các căn cứ pháp lý; thừa

nhận các bằng chứng khách quan của công dân nhằm giữ gìn và nâng cao giá trị pháp lý các văn bằng chứng chỉ, danh hiệu vinh dự, lý lịch tư pháp, di chúc, văn bản hợp đồng, quyền sở hữu tài sản: Đó là các tài liệu cần thiết cho công dân khi khi tham gia các quan hệ pháp luật và đó còn là những bằng chứng xác thực căn cứ để giải quyết các tranh chấp như xét xử các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hình sự. Nếu thiếu nó sẽ không có căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp. Vì vậy, hoạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)