Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 103 - 106)

b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót

3.3.3.Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên

của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng

Để tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì việc kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên của VKSND thành phố Hà Nội đủ về số lượng, đảm bảo về phẩm chất, đủ năng lực, trình độ để hoàn thành nhiệm vụ là có ý nghĩa quyết định. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong thời gian tới cần phải tiến hành một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết, cần bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy của VKSND thành phố trên cơ sở

triển khai nghiên cứu, sắp xếp tổ chức bộ máy trong ngành kiểm sát theo tinh thần Luật tổ chức VKSND năm 2002.

- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo của VKSND các quận huyện cũng như các phòng nghiệp vụ của VKS thành phố cho phù hợp với Luật tổ chức VKSND năm 2002.

- Để làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, cần có đề án nghiên cứu về tổ chức bộ máy các khâu công tác nghiệp vụ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Xác định rõ nhu cầu biên chế và cơ cấu kiểm sát viên ở từng địa phương, đơn vị trong toàn ngành để tổng hợp báo cáo VKSNDTC.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên theo tinh thần quán triệt nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về "Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng"; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về "Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/ NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị và Luật tổ chức VKSND năm 2002. Công tác tổ chức cán bộ trong thời gian tới của VKSND thành phố Hà Nội cần phải quán triệt một cách sâu sắc những quan điểm có tính nguyên tắc về đổi mới công tác cán bộ, đồng thời gấp rút tổ chức triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là:

Thứ nhất: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành phải xuất phát từ việc

các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; phải phù hợp với cơ chế chính sách và đường lối đổi mới của Đảng. Phải quán triệt quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.

Thứ hai: Xác định rõ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ ở cả hai cấp kiểm sát

trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ, bảo đảm đủ về số lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ và năng lực nghiệp vụ chuyên môn; đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự kế thừa, chuyển tiếp các thế hệ cán bộ tới năm 2005 và 2010, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và tiêu chuẩn hóa cán bộ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba: Hết sức coi trọng và tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa, khắc phục tình trạng hẫng hụt chắp vá thiếu cán bộ. Phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác điều động và luân chuyển cán bộ, công tác quy hoạch và kế hoạch đào tạo. Có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng và đề bạt cán bộ một cách khoa học, công tâm, khách quan và bảo đảm đúng quy trình.

Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, do

vậy cần phải tập trung tạo điều kiện cho các cán bộ có điều kiện học tập nâng cao trình độ kiến thức khoa học pháp lý, và nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời tạo điều kiện cho những cán bộ cần đào tạo lại có cơ hội được đào tạo theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng góp phần đa dạng hóa các mô hình đào tạo và đẩy mạnh tốc độ tiêu chuẩn hóa cán bộ.

Thứ năm: Tiếp tục đổi mới và kiện toàn cơ quan tham mưu về công tác cán bộ

(phòng Tổ chức cán bộ - VKSND thành phố). Chú trọng công tác dự báo chiến lược, tập trung nghiên cứu và đề xuất kịp thời một số giải pháp và hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ.

Những giải pháp về công tác cán bộ

- Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết số 08/ NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và tư tưởng chỉ đạo trong đổi mới công tác cán bộ, phải tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ toàn ngành, từ đó có sự sắp xếp, bố trí lại một cách hợp lý đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, định hướng cải cách hoạt động tư pháp và các chính sách về cán bộ.

- Về tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên, đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong quy trình bổ nhiệm cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ năng lực thực tiễn của cán bộ và đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với công tác cán bộ của ngành. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tiễn và giải quyết những bất cập còn tồn tại trong bước quá độ, ngoài việc thực hiện đúng quy định của luật, có thể đề nghị VKSNDTC xem xét, chấp thuận vận dụng chính sách cán bộ cho một số trường hợp đặc biệt chưa áp dụng về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong việc bổ nhiệm kiểm sát viên từ nay đến năm 2005, để anh em có điều kiện hoàn thiện, nâng cao trình độ theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 103 - 106)