Quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 51 - 54)

trong thời gian qua

2.1. Tình hình hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Cách đây 43 năm (ngày 26-7-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Luật Tổ chức VKSND, đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan VKSND trong bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam.

Và ngày 26-7-1960 đã trở thành ngày khai sinh của hệ thống VKSND các cấp. Cũng từ đó hệ thống VKSND đã trở thành một trong những công cụ của chuyên chính vô sản; một công cụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ và tạo điều kiện để nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình với vai trò của người làm chủ.

Cũng như toàn bộ hệ thống VKSND trong cả nước, VKSND thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở Viện công tố trước đây. Đội ngũ cán bộ, công chức đầu tiên của VKSND thành phố hầu hết đều là cán bộ quân đội chuyển ngành hoặc được chuyển từ đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên, công tác phong trào thuộc các ngành khác sang. Tổng số cán bộ toàn ngành kiểm sát Hà Nội lúc đó chỉ có khoảng trên 50 người. Trình độ chuyên môn của cán bộ, kiểm sát viên hầu như chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức pháp lý.

Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc thiếu thốn. Trụ sở làm viêc của VKSND thành phố phải ở nhờ trụ sở của TANDTC từ khi thành lập đến tháng 10 năm 1995. Trụ sở của VKS làm việc các quận huyện thì hầu hết là nhà cấp 4, diện tích không đáp ứng được nhu cầu phục vụ hoạt động của các đơn vị.

Về cơ cấu tổ chức của ngành trên toàn thành phố gồm có: 7 phòng nghiệp vụ thuộc VKS thành phố là các phòng: Kiểm sát chung (sau này là Phòng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật), Kiểm sát điều tra án kinh tế, Kiểm sát điều tra án Trị an - An ninh, Kiểm sát xét xử hình sự (có thời kỳ kiểm sát điều tra kiêm luôn việc xét xử. Sau này tách riêng phòng Kiểm sát xét xử hình sự), Kiểm sát giam giữ cải tạo, Kiểm sát xét xử án dân sự và Tổ chức cán bộ; và 8 VKS quận huyện gồm VKS của 4 quận nội thành và VKS của 4 huyện ngoại thành.

Trải qua hơn 40 năm phấn đấu và phát triển, cùng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, đến nay ngành KSND nói chung và VKSND thành phố Hà Nội nói riêng đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh.

Về cơ cấu VKSND thành phố Hà Nội hiện có 11 phòng nghiệp vụ thuộc VKS thành phố và 12 VKSND các quận huyện trực thuộc VKSND thành phố.

Về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc so với nhu cầu công tác trong tình hình mới chưa thật sự được đáp ứng, nhưng về cơ bản đã có thể phục vụ tốt các hoạt động nghiệp vụ của ngành. Hiện nay, trụ sở VKSND thành phố Hà Nội đặt tại 43B phố Hai Bà Trưng - Hà Nội, đủ các phòng làm việc cho 11 phòng nghiệp vụ. Các VKSND quận, huyện đều có trụ sở riêng biệt.

Về biên chế quân số đã tăng gấp 8 lần so với khi mới thành lập ngành. Hiện nay toàn ngành Kiểm sát Hà Nội có gần 400 cán bộ, kiểm sát viên. Trình độ chuyên môn từ chỗ cán bộ hầu hết không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ pháp lý, nay đã có 95,8% đạt trình độ Đại học Luật và Cao đẳng Kiểm sát, một số đồng chí đã có trình độ Thạc sĩ Luật. Chất lượng chính trị cao, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ quan chiếm 74,7%, chức danh pháp lý kiểm sát viên cấp thành phố và kiểm sát viên cấp quận, huyện chiếm trên 2/3 quân số toàn cơ quan.

Từ năm 2001 trở về trước, VKSND là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố. Từ khi ra đời (ngày 26-7-1960) cho đến thời điểm đó hệ thống VKSND nói chung cũng như VKSND thành phố Hà Nội nói riêng đã phát huy được vị trí, vai trò và thực hiện tốt

chức năng của mình, góp phần đáng kể vào công cuộc bảo vệ nền pháp chế XHCN nhằm mục đích bảo vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đang chủ trương đổi mới toàn diện đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta xác định phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đổi mới của đất nước. Một trong những trọng tâm của quá trình đổi mới đó là việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có hệ thống VKSND các cấp.

Quan điểm về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng trong các nhiệm kỳ từ Đại hội lần thứ VII của Đảng đến nay như: Hội nghị Trung ương 8 khóa VII, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng.

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ của cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp trong giai đoạn hiện nay là:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho TAND huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt động của VKSND, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp [10, tr. 132].

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng xác định:

Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, THA, không được để xảy ra những

trường hợp oan sai. VKSND thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống TAND, tổ chức lại Cơ quan điều tra và Cơ quan THA theo nguyên tắc gọn đầu mối [11, tr. 133-134].

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992. Theo đó, chức năng của VKSND là: "thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp". Và như vậy VKS không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao… mà chỉ tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng của mình theo Hiến pháp quy định, hệ thống VKSND phải đổi mới cả về tổ chức và phương pháp hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.

Theo đó trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức VKSND năm 2002, VKSND thành phố Hà Nội đã tổ chức lại các khâu công tác nghiệp vụ của VKS thành phố còn 11 phòng nghiệp vụ là: phòng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; phòng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh - ma túy; phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm - giám đốc thẩm - tái thẩm án hình sự; phòng Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử án dân sự; phòng Kiểm sát điều tra và xét xử các vụ án hành chính - kinh tế - lao động - phá sản doanh nghiệp và các việc khác do pháp luật quy định; phòng Kiểm sát THA; phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THA phạt tù; phòng Thống kê tội phạm; phòng Xét khiếu tố; phòng Tổ chức cán bộ và Văn phòng tổng hợp.

2.1.2. Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong những năm gần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 51 - 54)