b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót
2.2.3. Những vấn đề pháp lý đặt ra
Như phần trên đã phân tích, thuật ngữ "quyền công tố" đã được biết đến từ lâu và được ghi nhận chính thức về mặt Hiến định trong Hiến pháp năm 1980 (Điều 138). Song cho tới nay, khái niệm "quyền công tố" và "thực hành quyền công tố" vẫn chưa được lý giải một cách cặn kẽ dưới góc độ pháp lý cũng như góc độ ngôn ngữ, và cũng chưa có văn bản pháp luật nào của Nhà nước ta chính thức giải thích khái niệm "quyền công tố" và "thực hành quyền công tố". Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về quyền công tố; nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào của Nhà nước định nghĩa hoặc giải thích về các khái niệm này. Về công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng vậy. Hiện nay, các khái niệm về "quyền tư pháp", "cơ quan tư pháp", và "hoạt động tư pháp" cũng chưa có văn bản pháp lý nào lý giải cụ thể. Do đó trong thực tế hoạt động thực hành quyền công tố cũng như việc kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND gặp rất nhiều khó khăn trong thực tiễn hoạt động
Bên cạnh đó, với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi), mà theo đó VKSND không còn thực hiện chức năng "kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân" dẫn đến một số vấn đề pháp lý nảy sinh là:
- Việc chuyển chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSNDTC sang Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Quốc hội giám sát tối cao, trong đó có giám sát hoạt động tư pháp, mà trước hết là bảo vệ Hiến pháp. Như thế Quốc hội không phải là cơ quan tư pháp nhưng thực hiện quyền tư pháp. Vì đó là hoạt động thực hiện quyền tư pháp nên chúng ta thấy một số nước thành lập Tòa án hay ủy ban bảo vệ Hiến pháp. Luật giám sát của Quốc hội mới ban hành đang được tổ chức thực hiện; cần có một thời gian đánh giá hiệu lực và hiệu quả thực tế mới có thể khẳng định tính đúng đắn của nó.
- Về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp đang tỏ ra ít hiệu quả, hoạt động hình thức. Nếu Viện KSND cấp tỉnh và cấp huyện không kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các cơ quan nhà nước nữa thì liệu Hội đồng nhân dân các cấp có thay thế được công việc của Viện KSND cùng cấp không? Vậy nên phải luật hóa chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.
Chương 3
Các giải pháp tăng cường pháp chế trong việc
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội