Quán triệt các quan điểm cải cách tư pháp trong Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 86 - 90)

b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót

3.2.1.Quán triệt các quan điểm cải cách tư pháp trong Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị

NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, trong đó việc cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một đòi hỏi khách quan nảy sinh trong tiến trình đổi mới đất nước. Công tác tư pháp là một lĩnh vực quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đặc biệt trong những năm gần đây, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có một số nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật, trong đó có một số nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Trong quá trình tổ chức thực hiện những nội dung trên, tuy có đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của công tác tư pháp.

Chủ trương cải cách tư pháp đã được thực hiện từ nhiều năm nay, được tiến hành đồng thời với đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách nền hành chính Nhà nước.

Nhưng việc triển khai thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn. Do đó, ngày 2/1/2002 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 08- NQ/TW về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới".

Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã tiếp tục làm rõ thêm những chủ trương, nhiệm vụ về cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 7 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Đồng thời, nêu rõ những nhiệm vụ và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Tinh thần Nghị quyết toát lên từ nội dung, tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị là tính thời sự, bức xúc của việc đưa vào cuộc sống, tổ chức thực hiện những chủ trương, giải pháp về cải cách tư pháp. Do vậy, việc quán triệt và thực hiện tốt, thắng lợi những nội dung, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị không chỉ là yêu cầu mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng.

Cải cách tư pháp cần phải tiến hành đồng bộ việc đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trong tất cả các khâu tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử, THA) và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Cái đích mà cải cách tư pháp cần đạt tới là phải làm thế nào để quyền tư pháp được thực thi đúng, bảo vệ được kỷ cương pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế XHCN, duy trì một xã hội ổn định, công bằng, dân chủ và phát triển, không để xảy ra những oan, sai đối với người dân tiến tới xây dựng được nền tư pháp công bằng, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ nhân dân.

Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đề cập khá toàn diện, có hệ thống những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp hiện nay, trong đó xác định những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp cần thực hiện trong thời gian tới, chủ yếu là giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2005. Bộ Chính trị đã đánh giá đúng tình hình công tác tư pháp chủ yếu trong 5 năm gần đây, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, yếu kém và chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó để có các giải pháp khắc phục.

Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp nhưng công tác tư pháp đã đạt được những kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới; phần lớn cán bộ làm công tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí đã tận tụy với công việc, có những trường hợp hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm.

Đây là sự ghi nhận đúng mức thành tích, về sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan tư pháp, của đội ngũ cán bộ tư pháp trong cả nước.

Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nghiêm khắc chỉ ra những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động của các cơ quan tư pháp như: Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự trông đợi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm; làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp. Những thiết sót, tồn tại trên thể hiện ở tất cả các khâu trong hoạt động tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử và THA. Các hoạt động bổ trợ tư pháp (bào chữa, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định v.v...) cũng chưa đáp ứng yêu cầu.

Nghị quyết đã nêu rõ: những khuyết điểm còn tồn tại trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là do 5 nguyên nhân chủ quan cơ bản sau đây:

1- Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước.

2- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm được đổi mới, kiện toàn cho phù hợp.

3- Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu; chính sách đối với cán bộ tư pháp còn chưa tương xứng với nhiệm vụ và chức trách được giao.

4- Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở. Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế.

5- Việc triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về cải cách tư pháp chưa nghiêm. Nhìn chung, sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác tư pháp còn hạn chế, chưa có cơ chế cụ thể để chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tư pháp. Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về lĩnh vực tư pháp chưa được chú ý đúng mức. Cơ quan tham mưu của cấp ủy về lĩnh vực nội chính chậm được kiện toàn, chất lượng tham mưu yếu.

Xuất phát từ những đánh giá đó, Nghị quyết đã xác định 4 quan điểm chỉ đạo đối với công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Bốn quan điểm này có tính hệ thống hóa những quan điểm trước đây đã được xác định trong các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng nhà nước. Điều này thể hiện tính nhất quán của Đảng trong lãnh đạo công tác tư pháp và đòi hỏi chúng ta phải quán triệt thực hiện đầy đủ cụ thể trên mọi phương diện. Bốn quan điểm chỉ đạo đó là:

Một là, công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng,

bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, góp phần giữ vững và phát huy bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hai là, công tác tư pháp cần phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các tội hình sự khác; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp

pháp của các tổ chức và công dân; phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm và giải quyết tranh chấp.

Bốn là, xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện

đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 86 - 90)