Nhận thức và thực hiện đúng các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thực hành quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 102 - 103)

b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót

3.3.2. Nhận thức và thực hiện đúng các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thực hành quyền

kiểm sát nhân dân năm 2002 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Theo quy định của Điều 138 Hiến pháp 1992 (sửa đổi), và Luật tổ chức VKSND năm 2002, nhiệm vụ của VKSND là "thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp". Nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát chính là đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tư pháp tuân thủ nghiêm chỉnh, kịp thời, và đúng các quy định của pháp luật.

Trong các giai đoạn của quá trình tố tụng, kiểm sát viên đồng thời thực hiện hai chức năng đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Kiểm sát viên thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc truy tố của VKS đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội. Việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp là nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra, xét xử, giam giữ cải tạo, THA của các cơ quan tư pháp tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.

Với quy định nói trên thể hiện đặc trưng và sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động của VKSND với và các cơ quan tư pháp khác hay nói một cách khác là không có một cơ quan nhà nước nào có thể thay thế VKS để truy tố kẻ phạm tội ra trước Tòa án và có trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tư pháp đúng quy định của pháp luật.

Theo đó nếu có một người bị truy tố xét xử oan sai hoặc việc hoạt động của các cơ quan tư pháp không tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật thì trách nhiệm trước hết vẫn là VKSND vì Đảng và Nhà nước đã giao trọng trách cho VKSND nhiệm vụ là

thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp mà không một cơ quan nhà nước nào có thể thay thế.

Nhận thức về việc bảo đảm truy tố đúng người đó là đúng người đã thực hiện hành vi phạm tội mà cuộc điều tra của cơ quan điều tra đã kết luận, là người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và họ có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Yêu cầu truy tố đúng tội, đó là hành vi phạm tội đã được thực hiện phải được VKSND xác định là tội phạm, và hành vi đó vi phạm vào điều luật nào của Bộ luật hình sự. Việc xác định đúng tội danh các điều khoản để truy tố là yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết, có xác định đúng tội danh, mới có cơ sở để đề xuất áp dụng mức hình phạt đúng đắn mới có tác dụng trừng trị kẻ phạm tội và giáo dục chung thông qua vụ án, mới đáp ứng được đòi hỏi của dư luận xã hội và của nhân dân.

Tóm lại, về yêu cầu truy tố đúng pháp luật phải xem xét toàn diện đầy đủ các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự cũng như nhưng văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để làm căn cứ.

Về chức năng kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp của VKSND là nhằm bảo đảm cho hoạt động của cơ quan điều tra, cơ quan xét xử, và cơ quan THA tuân thủ đúng pháp luật một cách nghiêm minh và kịp thời. Nội dung chức năng này thể hiện đối tượng để tiến hành kiểm sát đó là hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Khi thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, trước hết kiểm sát viên phải nắm chắc và đầy đủ các quy định và trình tự thủ tục của việc tiến hành tố tụng ở từng khâu nghiệp vụ do Luật tổ chức VKS quy định để làm căn cứ kiểm sát. Đồng thời phải nắm chắc các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và các quy phạm pháp luật khác có liên quan để làm căn cứ kiểm sát.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)