Về hoạt động kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc giam giữ, cải tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 63 - 65)

giữ, cải tạo

* Năm 1999: Nhằm bảo đảm cho công tác giam giữ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các quyền hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm; VKS Hà Nội đã tổ chức kiểm tra thường kỳ và bất thường 67 lần đối với trại tạm giam và nhà tạm giữ công an quận, huyện về việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.

VKS quận, huyện đã tiến hành kiểm sát 145 công an phường, xã về công tác bắt giữ hình sự, hành chính. Qua công tác kiểm sát phát hiện nhiều vi phạm trong công tác bắt giữ, phân loại xử lý, có kiến nghị yêu cầu công an khắc phục sửa chữa. Các vi phạm VKS kiến nghị chủ yếu về thủ tục lập hồ sơ bắt giữ hành chính, lạm dụng giữ hành chính đối với các trường hợp phạm pháp quả tang, sử dụng lệnh tạm giữ hình sự thay cho lệnh tạm giữ hành chính, tạm giữ người theo thủ tục hành chính quá hạn 24h, xử lý cả đối với người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính, lọt tội phạm...

Nghiên cứu 10.000 hồ sơ can phạm ra vào trại, phát hiện 281 trường hợp bị tạm giữ, tạm giam quá hạn; 87 trường hợp vi phạm thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; 401 trường hợp vi phạm thời hạn ra quyết định THA, VKS đã kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khắc phục vi phạm.

* Năm 2000: VKS Hà Nội đã tổ chức kiểm tra thường kỳ và bất thường 34 lần đối với trại tạm giam và nhà tạm giữ công an quận, huyện về thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo. VKS các quận, huyện tiến hành kiểm sát 114 công an phường, xã về công tác bắt giữ hình sự, hành chính, phát hiện vi phạm có kiến nghị yêu cầu công an khắc phục sửa chữa. Nghiên cứu hồ sơ ra vào trại, phát hiện thông báo kịp thời đến các đơn vị thụ lý 246 trường hợp quá hạn tạm giữ, 67 bị cáo kháng cáo Tòa phúc thẩm hình sự TANDTC chưa có lệnh tạm giam, 26 trường hợp còn bản án nhưng không được tổng hợp hình phạt hoặc tổng hợp không chính xác, 223 trường hợp án có hiệu lực pháp luật nhưng chậm ra quyết định THA... để các đơn vị thụ lý biết, khắc phục vi phạm.

* Năm 2001: Phòng kiểm sát giam giữ - cải tạo nghiên cứu hồ sơ ra vào trại, phát hiện thông báo kịp thời đến các đơn vị thụ lý 240 trường hợp quá hạn tạm giữ (Công an 104, VKS 101, Tòa án 35), 9 trường hợp không tổng hợp hình phạt, 13 trường hợp án tồn đọng kéo dài trên 1 năm chưa được giải quyết, 27 trường hợp người bị giam giữ là phụ nữ có thai, có con nhỏ; 84 trường hợp người bị giam giữ xét xử Tòa án phạt án treo hoặc cải tạo không giam giữ; 276 trường hợp Tòa án sơ thẩm chậm ra quyết định THA phạt tù để các đơn vị thụ lý biết khắc phục vi phạm.

* Năm 2002: Cơ quan quản lý người bị giam giữ và cải tạo đã tiếp nhận, quản lý 10.415 người (có 2.122 người của năm 2001 chuyển sang). Các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết 7.961 người, còn 2.433 người đang bị tạm giam. Trong đó: giam để điều tra 1.422 người, giam để truy tố 367 người, giam chờ xét xử sơ thẩm 519 người, giam chờ xét xử phúc thẩm 125 người.

Để đảm bảo cho công tác giam giữ, cải tạo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các quyền hợp pháp của người bị tạm giữ được bảo đảm; VKS Thành phố kiểm tra định kỳ và bất thường 8 lần (Viện trưởng trực tiếp kiểm sát 3 lần) đối với trại tạm giam Công an thành phố Hà Nội; Viện trưởng VKS quận, huyện trực tiếp kiểm sát 38 lần nhà tạm giữ công an quận, huyện; kiểm tra 93 công an phường, xã về công tác bắt giữ, xử lý người vi phạm.

2.2. Thực trạng pháp chế trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

2.2.1. Thực trạng thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính - kinh tế - lao động, thủ tục thi về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính - kinh tế - lao động, thủ tục thi hành án...

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức VKSND năm 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi), và Luật tổ chức VKSND năm 2002; các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính - kinh tế - lao động, thủ tục THA... Nhìn lại quá trình thi hành pháp luật ở các khâu công tác, VKSND thành phố Hà Nội đã luôn bám sát các chức năng, nhiệm vụ, quán triệt và vận dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật vào thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, luôn hướng các hoạt động

trong lĩnh vực kiểm sát hình sự, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước qua mỗi thời kỳ.

Công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự; công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động; công tác kiểm sát THA; và công tác kiểm sát giam giữ - cải tạo của ngành kiểm sát Hà Nội đã có sự phối hợp khá chặt chẽ và có hiệu quả. Không chỉ có trong nội bộ ngành kiểm sát mà còn phối hợp với các ngành tư pháp khác để cùng đấu tranh phòng và chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Vì vậy những năm qua, VKSND thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tích nhất định trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn bộc lộ một số điểm yếu cần rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pdf (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)