Đẩy mạnh các phong trào hoạt động của nhân dân góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường văn hóa của thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay ppt (Trang 109 - 125)

vệ và nâng cao chất lượng môi trường văn hóa của thành phố

Xây dựng MTVH trong sạch, lành mạnh, ổn định, vững chắc không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội mà nó còn phải được thực hiện tốt ở việc xây dựng những không gian văn hóa trong phạm vi sống và sinh hoạt của từng nhóm dân cư trong

cộng đồng. Nhiệm vụ đó phải được cụ thể hóa bằng việc thực hiện tốt các hoạt động sau:

Xây dựng gia đình văn hóa

Gia đình là một thành tố thuộc cấp độ vi mô trong cấu trúc của MTVH, hình thành và tồn tại dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống. Với tư cách là "tế bào của xã hội", gia đình là hạt nhân quan trọng nhất trong việc hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Việc nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, xây dựng con người có văn hóa bắt đầu từ mỗi gia đình trong cộng đồng dân cư. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) khẳng định xây dựng MTVH phải chú ý "giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa" [32, tr. 60].

Là "cái nôi thân yêu nuôi dưỡng suốt cả đời người", gia đình không chỉ đảm nhiệm chức năng duy trì nòi giống mà còn có vai trò to lớn trong việc "văn hóa hóa con người". Văn hóa gia đình là yếu tố cơ bản để gia đình thực hiện vai trò "hạt nhân xã hội" của nó. Vì vậy, xây dựng GĐVH là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.

Xây dựng GĐVH là hoạt động được chú trọng đẩy mạnh từ nhiều năm qua ở thành phố Hạ Long, và đã có những đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng MTVH của thành phố trong thời kỳ đổi mới. Để làm tốt hơn nhiệm vụ xây dựng GĐVH, mỗi gia đình cần thực hiện theo những yêu cầu sau:

- Phải tạo lập một nền giáo dục gia đình thật tốt cho mọi thành viên trong gia đình. Ông bà, cha mẹ phải có nếp sống và sinh hoạt mẫu mực cho con cháu noi theo. Phải định hướng cho sự phát triển nhân cách, tạo dựng cầu nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình cho các thế hệ kế tiếp để hình thành và hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội hiện đại.

- Chú trọng giáo dục gia đình ý thức học tập, công tác, tu dưỡng đạo đức, sống có lý tưởng, có hoài bão, biết quan tâm chăm sóc gia đình và làm những việc có ích

cho xã hội. Có ý thức kết hợp thực hiện cuộc vận động xây dựng GĐVH với nhiệm vụ xây dựng MTVH của thành phố, hướng mọi sinh hoạt của gia đình vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích như học tập, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, bảo vệ cảnh quan, giữ vệ sinh trong gia đình và nơi công cộng...

- Xây dựng mối quan hệ hòa thuận, đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, thương yêu, đùm bọc, sẻ chia giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Do tập quán của người Việt Nam, ở thành phố Hạ Long hiện nay song song tồn tại hai loại gia đình: gia đình truyền thống (3-4 thế hệ cùng chung sống) và gia đình hạt nhân (gia đình 2 thế hệ), đòi hỏi giữa các thành viên phải có sự quan tâm đầy đủ với nhau, giữ vững nền tảng gia đình khiến cho gia đình luôn là tổ ấm sau mỗi ngày làm việc, học tập.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau với xóm giềng và bạn bè xung quanh. Rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, cởi mở, chân thành, sống hòa đồng với tổ dân, khối phố, tích cực tham gia các phong trào hoạt động xã hội do địa phương tổ chức. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, hình thành môi trường giáo dục tốt cho con em có đủ điều kiện để phát triển, đồng thời ngăn chặn kịp thời những biểu hiện của TNXH xâm lấn vào từng gia đình.

Việc xây dựng gia đình thành một đơn vị văn hóa ổn định, trong đó mọi sinh hoạt đi vào nề nếp, có tác dụng hữu ích cho mỗi cá nhân trong gia đình không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng GĐVH, chính quyền địa phương các cấp phải xây dựng được một hệ thống các chính sách, quy chế, tiêu chuẩn về xây dựng GĐVH để khuyến khích, động viên, đánh giá chính xác tình hình thực hiện trên địa bàn. Có các chính sách hỗ trợ hoạt động xây dựng GĐVH tới từng gia đình, tập trung vào chính sách lao động, giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ các gia đình ở diện chính sách, neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... để nâng dần mức sống, mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân thành phố. Làm cho xây dựng

GĐVH trở thành hoạt động tích cực, rộng khắp, hình thành nên các quan hệ nhân tính, góp phần tạo dựng MTVH cho sự phát triển bền vững của thành phố.

Xây dựng khối phố văn hóa

Khối phố, thôn là những cộng đồng dân cư nhỏ thuộc đơn vị phường, xã do thành phố quản lý. Là đơn vị có quan hệ trực tiếp, gần gũi nhất của chính quyền địa phương đến mỗi gia đình, cá nhân nên khối phố (thuộc đơn vị phường) và thôn (thuộc đơn vị xã) chịu trách nhiệm bao quát, quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động của khu vực dân cư mình quản lý. Vai trò chủ yếu của khối phố, thôn được thể hiện ở việc phổ biến mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng hộ gia đình; khuyến khích, động viên mọi cá nhân, gia đình tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào do thành phố phát động, tổ chức triển khai, giám sát, điều chỉnh để hoạt động đạt kết quả tốt.

Thành phố Hạ Long bao gồm 16 phường và 2 xã, dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, vì vậy, việc xây dựng khối phố văn hóa ở thành phố được thực hiện trong một số điều kiện tương đối thuận lợi: cơ sở hạ tầng đảm bảo, các phương tiện thông tin đại chúng khá phát triển, các thiết chế văn hóa ngày càng nhiều và có chất lượng, trình độ dân trí khá cao và đồng đều, đời sống vật chất được ổn định và nâng cao dần, đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, cũng có những khó khăn nhất định cần khắc phục: quan hệ cư dân trong cộng đồng lỏng lẻo, lối sống và nếp sống không thuần nhất, người dân thành phố du lịch dễ nhạy cảm với cái mới mà không lường hết những ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của nó gây nên. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng khối phố văn hóa ở thành phố Hạ Long hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp tích cực:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền kết hợp chặt chẽ với hoạt động của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và sự triển khai giám sát của khối phố, tổ dân tới từng gia đình. Triển khai sâu rộng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", đồng thời phát động các phong

trào tự quản, đảm bảo mọi hoạt động phải được tiến hành theo những quy định và tổ chức chặt chẽ, có đánh giá, tổng kết, báo cáo, rút kinh nghiệm kịp thời.

- Giáo dục ý thức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thông qua các buổi sinh hoạt và thực tiễn hoạt động của tổ dân, khối phố, đảm bảo phát huy quyền dân chủ cho nhân dân.

- Củng cố mối quan hệ cư dân, xây dựng tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, lối sống trọng nghĩa tình để cùng nhau xây dựng cái mới, cái tốt đẹp, xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu; ngăn chặn, loại trừ cái xấu, cái ác len lỏi trong đời sống xã hội.

- Từng bước khắc phục tình trạng đói nghèo tiến tới không còn hộ đói ở từng tổ dân, khối phố, giảm dần khoảng cách phân hóa giàu nghèo. Vận động các hộ gia đình hỗ trợ, giúp đỡ nhau làm kinh tế, nâng dần mức sống của cư dân trong khu vực, phấn đấu đến năm 2005 có 80% và năm 2010 đạt 100% phường xã hoàn thành nâng cao mức sống cho đối tượng chính sách [53, tr. 3].

- Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường cảnh quan sạch đẹp, đường phố vệ sinh, các điểm vui chơi giải trí hoạt động lành mạnh, thiết thực, bổ ích.

ở vùng nông thôn, miền núi, trên địa bàn thôn, xã có thuận lợi là cư dân ổn định, thuần phác, quan hệ cộng đồng chặt chẽ hơn trong các mối quan hệ dòng tộc, xóm giềng, song lại thường là nơi tồn tại những phong tục tập quán cổ hủ lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, tư duy chậm đổi mới... Vì vậy, ngoài những biện pháp trên, việc xây dựng thôn văn hóa ở hai xã của thành phố cần có thêm một số ưu tiên như: đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các thiết chế văn hóa, mua sắm thêm phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị.

Đẩy mạnh công tác giáo dục, vận động quần chúng xóa bỏ các phong tục, nếp sống lạc hậu, xây dựng một môi trường cởi mở, tiếp thu nhanh những tiến bộ văn minh của xã hội hiện đại.

Các hoạt động xây dựng khối phố văn hóa, thôn văn hóa ở thành phố Hạ Long đã và đang tạo nên những biến chuyển sâu sắc, góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo cũng như chất lượng phát triển của thành phố trong thời kỳ đổi mới.

Xây dựng công sở văn hóa

Công sở là một từ chung dùng để chỉ tất cả các đơn vị, tổ chức, đoàn thể... có trụ sở hoạt động, thuộc quyền quản lý của Nhà nước như: cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, đơn vị bộ đội... Công sở bao gồm lực lượng được đào tạo tốt nhất, năng động nhất, tích cực nhất trong mọi mặt hoạt động của xã hội... Hầu hết các cá nhân trong khu vực này là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước, lại đồng thời là thành viên trong mỗi gia đình, mỗi khối phố, thôn bản. Vì vậy, xây dựng công sở văn hóa là yêu cầu cấp thiết góp phần quan trọng để tạo ra MTVH lành mạnh, khỏe khoắn, nơi hội tụ những điều kiện thiết yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp phát triển của thành phố trong thời kỳ đổi mới.

Nhiệm vụ xây dựng công sở văn hóa cần được thực hiện bằng các biện pháp sau:

- Nâng cao trình độ nhận thức của mọi thành viên trong đơn vị về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, khắc phục tình trạng phai nhạt lý tưởng, thờ ơ trước thời cuộc dẫn đến tư tưởng tiêu cực, yếm thế trong cán bộ, đảng viên, quần chúng.

- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị một cách chặt chẽ, khoa học để đưa mọi hoạt động, sinh hoạt của đơn vị vào nề nếp, quy củ. Trong đó chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động học tập, lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn... tạo ra hiệu quả cao, phục vụ tốt cho đời sống xã hội.

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp nhau trong công tác và trong đời sống. Nghiêm khắc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong đơn vị như quan liêu, cửa quyền, đố kỵ, phá hoại của công..., thẳng thắn phê phán những hành vi và những mối quan hệ thiếu lành mạnh trong đơn vị. Xử lý nghiêm minh các vụ việc sai phạm, giữ cho bầu không khí hoạt động của đơn vị luôn sôi nổi, tích cực, khẩn trương, đạt hiệu quả công việc.

- Xây dựng quy chế giữ vệ sinh nơi công sở, trong đó có những quy định rõ về ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, phong cách làm việc, sinh hoạt... của các thành viên.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố cần có sự phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng ở công sở những tiêu chuẩn thi đua sát hợp để phát huy tính tự giác, kỷ luật trong lao động. Lãnh đạo đơn vị cần đề ra các kế hoạch kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của đơn vị, tăng cường hoạt động của Ban thanh tra nhân dân nhằm ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, đồng thời phải định ra được những tiêu chuẩn đánh giá năng lực và chất lượng công việc của từng cá nhân, tập thể một cách công bằng, khách quan. Có chế độ khen thưởng thỏa đáng để khuyến khích lao động sáng tạo và ý thức phấn đấu của tập thể, cá nhân.

Do bao quát nhiều mặt hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong đơn vị như: công tác chuyên môn, công tác Đảng, công tác phụ nữ, công tác thanh tra... cho nên, xây dựng công sở văn hóa một mặt tạo ra ý thức, thái độ, tác phong lao động, sinh hoạt theo lối công nghiệp, tiến bộ, văn minh, mặt khác có tác dụng thúc đẩy năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị theo mục tiêu đã đề ra. Xây dựng công sở văn hóa ở thành phố Hạ Long hiện nay được xem là một trong những biện pháp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cũng là biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Tóm lại, xây dựng MTVH là một vấn đề có nghĩa quan trọng và cấp thiết

đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, đồng thời cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi phải

có sự nỗ lực cố gắng và tinh thần quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân ta. Xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay đang là hoạt động thiết thực nhất để thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của thành phố, đồng thời góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng MTVH chung của cả nước. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ mới mẻ, có nội dung đa dạng, phong phú đòi hỏi phải có một nhận thức sâu sắc để có những bước đi đúng đắn, sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, kết hợp đồng bộ các giải pháp hữu hiệu nhằm đạt tới những hiệu quả cao nhất, xây dựng thành phố Hạ Long giàu đẹp, tiến bộ, văn minh.

Kết luận

Nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Một tập hợp các yếu tố văn hóa tồn tại trong một môi trường nhất định tạo nên một MTVH, nơi mà các giá trị văn hóa biểu hiện một cách cụ thể, sinh động và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển như vũ bão của KHKT trên phạm vi toàn cầu, vai trò quan trọng của văn hóa đối với phát triển cũng ngày càng được khẳng định. Xây dựng MTVH phong phú, văn minh, hiện đại đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới và trong khu vực, đem lại cho những nước này những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc, thậm chí những bước nhảy vọt đáng tự hào.

Dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, MTVH của ta cũng đang vận động mạnh theo hướng kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại, tiếp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay ppt (Trang 109 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)