Tăng cường xây dựng nguồn lực và phương tiện cho các hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay ppt (Trang 90 - 94)

với yêu cầu của đơn vị mình như: thực hiện nghiêm túc nội quy của đơn vị, giữ trật tự vệ sinh nơi công sở, xây dựng tác phong làm việc khoa học, xây dựng mối quan hệ trong sáng lành mạnh, đoàn kết gắn bó giữa các tổ chức và cá nhân trong đơn vị, giao tiếp ứng xử văn minh, lịch thiệp... Trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động cần có các hình thức tuyên truyền vận động hướng về nội dung xây dựng MTVH của thành phố, xây dựng và củng cố ý thức tham gia đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng. Mặt khác, cũng cần có sự liên hệ phối hợp với hoạt động của các đơn vị khác, tổ chức khác trên cùng địa bàn, tạo ra hoạt động đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

3.1.4. Tăng cường xây dựng nguồn lực và phương tiện cho các hoạt động văn hóa văn hóa

Xây dựng nguồn lực là điều kiện tối quan trọng cho hoạt động văn hóa nói chung và xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long hiện nay nói riêng. Đề thực hiện yêu cầu này, trước hết phải chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cũng như cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ trong ngành văn hóa.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin chuyên trách ở thành phố Hạ Long hiện nay, nhất là ở các cơ sở xã, thôn còn thiếu và yếu. Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ này còn nhiều hạn chế. ở một số cơ sở, công việc của cán bộ văn hóa thông tin chủ yếu là phục vụ các phong trào, mang tính sự vụ, thụ động, trông chờ vào mệnh lệnh của cấp trên. Tình hình mới hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải có kiến thức văn hóa và trình độ nghiệp vụ nhất định đủ sức đảm đương công việc được giao. Cán bộ văn hóa phải thực sự là những người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước vào cuộc sống, là người chủ động, tích cực trong các hoạt động tổ chức, vận động quần chúng tham gia các phong trào, các cuộc vận động phát triển văn hóa ở địa phương. Tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng về đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ hoạt động chuyên môn văn hóa trong những năm tới là vấn đề rất đáng lo ngại. Do vậy, phải gấp rút đào tạo, bồi dưỡng cho được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách văn hóa từ thành phố tới các cơ sở.

Cùng với việc bồi dưỡng về mặt quản lý, nghiệp vụ, cần phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người làm công tác văn hóa thông tin chuyên trách ở cơ sở để họ yên tâm, phấn khởi công tác. Nghị quyết số 159/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về công tác văn hóa thông tin đã chỉ rõ, từ nay các cơ sở đều phải có cán bộ văn hóa thông tin chuyên trách, được hưởng thù lao như cán bộ giáo dục, y tế. Đây là một quyết định đúng đắn, sáng suốt trong công tác cán bộ ngành Văn hóa thông tin.

Trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nói chung, rất cần có chính sách ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa cho các xã miền núi và nông thôn, bảo đảm cho họ có thể trở về công tác ở địa phương. Đào tạo phải đi đôi với sử dụng, đãi ngộ tốt, tránh tình trạng "chảy máu chất xám" như ở ngành KH-CN và một số lĩnh vực khác.

Để làm tốt công tác xây dựng nguồn lực, các cơ sở, trung tâm bồi dưỡng huấn luyện công tác văn hóa của thành phố không chỉ cần có sự quan tâm đầu tư về cán bộ, mà còn phải chú trọng củng cố, kiện toàn và sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy.

Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy của các đơn vị, phòng ban, đoàn thể, tổ chức ngành văn hóa thông tin từ địa phương đến cơ sở là công tác có ý nghĩa then chốt, đảm bảo những bước đi vững chắc trong hoạt động xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long hiện nay. Đòi hỏi cấp bách trước mắt là phải sắp xếp, bố trí tổ chức ngành Văn hóa thông tin cả về mặt Đảng, chính quyền và đoàn thể sao cho có thể phát huy tối đa khả năng và hiệu lực lãnh đạo quản lý đối với lĩnh vực này (đặc biệt là với khối thông tin).

Bản thân bộ máy tổ chức của Phòng Văn thể thành phố cũng cần được củng cố, hoàn thiện theo hướng nâng cao năng lực quản lý nhà nước, bảo đảm hiệu lực quản lý ngành dọc từ thành phố cho tới các cơ sở, tinh giản bộ máy, sắp xếp lại một số bộ phận để tránh chồng chéo chức năng, phân tán lực lượng và kinh phí làm giảm hiệu quả hoạt động.

Nguồn lực cho văn hóa không chỉ gồm đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách và tổ chức bộ máy trong các cơ quan nhà nước, nó còn nằm ngay trong cơ chế phối hợp liên ngành: văn hóa - kinh tế, văn hóa - chính trị, văn hóa - pháp luật, văn hóa - an ninh, văn hóa - xã hội, văn hóa - du lịch, văn hóa - thể thao..., phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan Đảng, đoàn thể. Thiếu đi sự phối hợp nhiều chiều này, sức mạnh của chính ngành văn hóa sẽ bị hạn chế, khó thực hiện vai trò quan trọng của mình.

Cùng với việc chú trọng xây dựng nguồn lực cho các hoạt động văn hóa, cần tăng cường đầu tư ngân sách xây dựng hệ thống các thiết chế văn hóa từ thành phố tới cơ sở. Đây là công việc không kém phần quan trọng, tạo ra những điều kiện vật chất để thu hút nhân dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, chẳng hạn việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như: xây dựng câu lạc bộ, nhà văn hóa, thư viện, rạp hát, nhà bảo tàng, khu công viên giải trí..., việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện văn hóa như: trang bị hệ thống loa máy cho câu lạc bộ, bổ sung sách báo cho thư viện, mua dụng cụ thể thao... nhằm đưa văn hóa đến đông đảo nhân dân. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng MTVH ở cơ sở.

Cần chú trọng đầu tư xây dựng một hệ thống các thiết chế văn hóa từ thành phố tới các đơn vị phường xã trên địa bàn thành phố (đặc biệt là các thiết chế văn hóa tối thiểu ở cơ sở). Đây chính là bộ mặt văn hóa của thành phố, cần được xây dựng khang trang đẹp đẽ, có giá trị lâu dài, có sức lôi cuốn, hấp dẫn công chúng.

Hiện nay, ở các phường xã của thành phố đã tiến hành tu bổ, nâng cấp các thiết chế văn hóa đã có, song nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hóa chưa đáp ứng

đầy đủ nhu cầu của nhân dân thành phố, có nơi chưa làm tốt chức năng của thiết chế văn hóa (ví dụ: nhà hát, rạp chiếu phim) nên việc thu hút quần chúng còn hạn chế; có nơi qui mô còn nhỏ hẹp, trang thiết bị nghèo nàn hoặc xuống cấp làm giảm nhiệt tình của những người làm công tác văn hóa, làm cho hoạt động văn hóa đơn điệu, hình thức, kém hiệu quả.

Thành phố đang cố gắng phấn đấu nâng dần mức chi thường xuyên cho văn hóa tăng hàng năm theo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của thành phố. Mục tiêu phấn đấu là đến năm 2005, đại bộ phận cơ sở phường xã, cơ quan, trường học trên địa bàn thành phố phải có một thiết chế văn hóa làm nơi trực tiếp bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo văn hóa và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân.

Hạ Long là một thành phố trẻ có tốc độ phát triển khá nhanh, vì vậy, việc ưu tiên đầu tư ngân sách xây dựng các thiết chế văn hóa phải thể hiện tầm chiến lược lâu dài, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đông đảo quần chúng trong hiện tại và cả trong tương lai. Trước mắt, phải tiếp tục nâng cấp, tu bổ và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có, kết hợp đầu tư xây mới các thiết chế văn hóa theo qui hoạch tổng thể của thành phố, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với yêu cầu của địa phương, tránh tình trạng đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí về ngân sách, không phục vụ tốt cho nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Để làm tốt công tác này, đòi hỏi thành phố phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây:

+ Khai thác tiềm năng nhiều mặt của thành phố ở các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, dịch vụ, giao thông cảng biển, thương mại... để tăng thêm ngân sách của thành phố, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động: xây dựng thiết chế văn hóa, tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh của thành phố, xây dựng cảnh quan đô thị...

+ Tổ chức tuyên truyền học tập, quán triệt Nghị quyết 90/CP và Nghị định 73/ CP của Chính phủ về "Xã hội hóa hoạt động văn hóa". Triển khai thực hiện tốt

chủ trương xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa ở các phường, xã trên địa bàn thành phố theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Khuyến khích mọi tầng lớp xã hội, mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp vào việc thành lập phòng đọc sách, câu lạc bộ, sân chơi thể thao, mua sắm trang thiết bị... nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.

+ Khuyến khích các tập thể và cá nhân tài trợ cho hoạt động văn hóa. Động viên các tổ chức xã hội như Hội bảo thọ, Hội từ thiện, Hội bảo vệ di tích, Quỹ tương trợ, câu lạc bộ... chủ động, tích cực tự tổ chức đúng định hướng các sinh hoạt văn hóa, dịch vụ văn hóa ở địa phương, cơ sở.

+ Thực hiện tốt chính sách kinh tế trong văn hóa để tăng thêm nguồn thu cho hoạt động xây dựng ĐSVH ở các đơn vị cơ sở.

Tóm lại, trên đây là những giải pháp chủ yếu trong nhóm giải pháp về tổ

chức chỉ đạo hoạt động xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long hiện nay. Thực chất, đây là những giải pháp tích cực nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm đạt tới hiệu quả cao trong các hoạt động văn hóa ở địa phương, cơ sở. Vì vậy, trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo thực hiện của các cấp lãnh đạo, không được quá coi trọng hoặc xem nhẹ một giải pháp nào. Các giải pháp trên phải được tiến hành một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của thực tiễn MTVH của thành phố và phải luôn có sự điều chỉnh kịp thời để thống nhất với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, giữ vững định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay ppt (Trang 90 - 94)