Vai trò của xây dựng môi trường văn hóa trong sự nghiệp đổi mới 1 Mục tiêu của sự nghiệp đổi mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay ppt (Trang 31 - 33)

1.2.1. Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới

Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đến nay, đất nước ta bước vào một giai đoạn mới - giai đoạn đổi mới có tính cách mạng vượt qua biết bao khó khăn và thử thách để đi lên. Hơn 15 năm đổi mới vừa qua là một chặng đường phấn đấu quyết liệt, gian khổ nhưng hết sức vẻ vang của cách mạng nước ta, là giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN.

Đại hội VIII của Đảng (1996) nhận định: "Nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", từ đó đề ra mục tiêu của CNH, HĐH , cũng là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta là:

Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù

hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội [14, tr. 18-19].

Trên chặng đường mới này, công cuộc đổi mới đã được toàn Đảng, toàn dân triển khai ngày càng sâu rộng, đồng bộ và toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đổi mới đã thực sự trở thành phong trào cách mạng sâu sắc, đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự thành công của cách mạng nước ta trong những năm tiếp theo.

Tiếp nối tinh thần của Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng là mốc son đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ "phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [16, tr. 10].

Sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN mà chúng ta tiến hành đặc biệt coi trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực để phát huy sức mạnh quyết định của nhân tố con người, chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, củng cố khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là chủ trương chiến lược rất quan trọng, là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, là con đường tất yếu thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi văn hóa được coi là "nền tảng tinh thần", là "mục tiêu" và là "động lực" của phát triển thì vấn đề xây dựng nền văn hóa, xây dựng MTVH được Đảng ta đặc biệt coi trọng, trở thành điều kiện quan trọng để xây dựng đất nước, phát triển con người. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), lần đầu tiên

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra Nghị quyết chuyên đề về văn hóa: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay ppt (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)